Quy định mới về mức hỗ trợ tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca năm 2020 có phải chịu thuế TNCN và thuế TNDN không? Cùng Công ty luật DFC tìm hiểu về vấn đề này với phần tư vấn dưới đây.
Xem thêm: Mức lương cơ sở là gì? Các mức lương cơ sở 2020 là bao nhiêu?
Phụ cấp ăn trưa là gì? Có tính thuế thu nhập cá nhân không?
Câu hỏi: Xin chào luật sư, tôi là nhân viên may mặc tại một công ty trên địa bàn tỉnh Hà Nội. Thời gian làm việc từ 8h sáng tới 5h chiều nhưng công ty chỉ trả phụ cấp ăn trưa là 700.000 đồng, vậy cho tôi hỏi, số tiền phụ cấp ăn trưa này có quá ít so với quy định của pháp luật không tiền phụ cấp ăn trưa này có tính thuế tncn không? tiền ăn ca có tính bảo hiểm không? Xin cảm ơn Luật sư
Luật sư trả lời: xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới Văn phòng luật sư DFC, đối với trường hợp của bạn thì tôi và cộng sự DFC xin tư vấn như sau
Phụ cấp ăn trưa là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động ngoài khoản tiền lương ra, dùng hỗ trợ bữa trưa cho người lao động,
Khoản tiền không bắt buộc phải có đối với nhiều trường hợp công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ thì phụ cấp ăn trưa bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động (theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).
Mức phụ cấp ăn trưa không được cụ thể trong pháp luật lao động. Tuy nhiên, mỗi công ty, doanh nghiệp có điều kiện kinh tế khác nhau, đặc thù công việc, địa phương khác nhau và có thể tham khảo trong Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH quy định về phụ cấp ăn trưa cho người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm 100% vốn Điều lệ thì người sử dụng lao động có thể xây dựng phụ cấp ăn trưa cho người lao động trong doanh nghiệp, công ty của mình.
Theo quy định của Thông tư 26 thì mức trợ cấp ăn trưa hiện nay đối với một người lao động tối đa đang là 730.000 đồng/ tháng. Người sử dụng lao động có thể tham khảo mức phụ cấp này để đưa ra mức phụ cấp cho doanh nghiệp của mình
như vậy trường hợp của bạn, mức phụ cấp ăn trưa là 700.000 đồng/ tháng mà doanh nghiệp của bạn hỗ trợ là phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ nhất về phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca sẽ không bị tính vào thuế thu nhập cá nhân bởi theo quy định tại điểm g Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính quy định các khoản không tính thu nhập chịu thuế, bao gồm cả tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động.
Thứ hai về phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cũng không phải đóng bảo hiểm bắt buộc bởi theo khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương không phải đóng bảo hiểm bắt buộc bao gồm tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca cho người lao động
Như vậy, trong trường hợp của bạn, khoản phụ cấp ăn trưa 700.000 đồng/ tháng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc không quy định khoản tiền này thuộc khoản tiền chịu thuế thu nhập cá nhân và đóng bảo hiểm bắt buộc là rất phù hợp, bởi như vậy sẽ giúp nhiều công ty, doanh nghiệp hỗ trợ người lao động ăn trưa, ăn giữa ca.
Lưu ý: nếu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm 100% vốn Điều lệ phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca nhiều hơn 730.000 đồng/ tháng thì khoản tiền nhiều hơn này sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn mà cộng sự DFC gửi tới bạn về vấn đề tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca, nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào thắc mắc hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.