Những lưu ý về quy định thời gian thử việc trong doanh nghiệp

Luật Sư: Lê Minh Công

09:09 - 16/09/2020

Về thời gian thử việc trong doanh nghiệp? Bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào khi tuyển nhân viên cũng đều có quyền cho nhân viên thử việc trong một thời gian nhất định để xem xét có phù hợp đáp ứng yêu cầu của công ty, doanh nghiệp đó không? Vậy quy định pháp luật về thời gian thử việc như thế nào? Trong thời gian này có cần nộp thuế thu nhập cá nhân không? Thử việc trong thời gian mấy tháng? Văn phòng Luật DFC sẽ giải đáp các vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Những lưu ý khi hết thời gian thử việc, kéo dài thời gian thử việc

nhung-luu-y-trong-thoi-gian-thu-viec

1. Thời gian thử việc là gì? 

Khi doanh nghiệp, công ty tuyển người lao động; người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc. Người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng thử việc nếu có thỏa thuận việc làm thử.

Vậy thời gian thử việc là thời gian người lao động làm việc thử tại công ty, doanh nghiệp. Thời gian thử việc phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và văn bản pháp luật liên quan

2. Thời gian thử việc theo quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được cho người lao động thử việc nhiều hơn 01 lần đối với cùng một công việc.

Ví dụ: Trong một công ty A tuyển vị trí quản lý, lễ tân thì chỉ được cho Nguyễn Văn B thử việc tại vị trí quản lý 01 lần, nếu không đạt yêu cầu thì công ty A có thể không nhận B vào làm chính thức hoặc cho B thử việc ở vị trí Lễ Tân.

Thời gian thử việc tối đa bao nhiêu ngày?

Bộ luật lao động 2012 cũng quy định không được cho người lao động thử việc quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trở lên và không quá 6 ngày đối với các công việc khác.

Xem thêm: Có được xin nghỉ trong thời gian thử việc không?

3. Lưu ý khác về quy định thời gian thử việc 2020?

3.1. Trong thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động 2012, thì nội dung của hợp đồng thử việc không bao gồm các Điều khoản về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Như vậy người lao động trong thời gian thử việc có thể không được nhận bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, thời gian thử việc ngắn không quá 6 ngày, người lao động có thể đáp ứng yêu cầu công việc và công việc có tính chất nguy hiểm, nặng nhọc thì người sử dụng lao động có thể xem xét thỏa thuận để cấp bảo hiểm y tế cho người lao động thử việc.

3.2. Trong thời gian thử việc có phải đóng thuế TNCN không?

Theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân thì tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công khác đều là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, theo Điều 28 Bộ luật lao động 2012 thì tiền lương, tiền công trong thời gian thử việc phải bằng ít nhất 80% tiền lương, tiền công làm việc chính thức.

Vì vậy, trong thời gian thử việc thì tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền công, tiền lương đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

3.3. Trong thời gian thử việc có được tính phép năm không? 

Có nhiều doanh nghiệp, công ty quy định rằng người lao động phải thử việc 3 tháng mới được ký hợp đồng lao động là không đúng với quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2017 quy định về thời gian thử việc thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc yêu cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp trở lên và không quá 6 ngày đối với các loại công việc khác. 

Như vậy, tùy vào tính chất của công việc mà người sử dụng lao động có thể cho người lao động thử việc 2 tháng, 1 tháng hay 6 ngày. Đương nhiên việc cho người lao động thử việc theo năm cũng vi phạm quy định của Bộ luật lao động hiện hành. Vi phạm thứ nhất là vi phạm thời gian thử việc không quá 2 tháng, vi phạm thứ hai là vi phạm Điều 27 bộ luật lao động, theo đó người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với một loại công việc.

3.4. Sau thời gian thử việc, người sử dụng lao động không ký hợp hồng lao động?

Xem thêm: Sau thời gian thử việc không ký hợp đồng có được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2012, sau khi kết thúc hợp đồng thử việc, người lao động phải ra thông báo (bằng miệng hoặc văn bản) biết rằng có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Nếu đạt yêu cầu thì người lao động phải được giao kết hợp đồng lao động, còn nếu không sẽ phải nghỉ việc hoặc thử việc ở một vị trí khác trong công ty, doanh nghiệp đó.

Lưu ý: Trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động và người thử việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc nếu không đạt được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận mà không phải chịu bồi thường hợp đồng.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào không rõ các quy định về thời gian thử việc hoặc các vấn đề pháp lý khác có thể liên hệ tới liên hệ qua hotline Tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.