Người thành lập doanh nghiệp là gi? Ai không được phép?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:13 - 16/07/2021

Luật sư DFC sẽ giải đáp một tình huống có liên quan đến nội dung hỏi về người thành lập doanh nghiệp như sau:

Câu hỏi: Hiện tại tôi và một số người bạn đang muốn góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật có quy định nào hạn chế hay cấm cá nhân nào đứng ra thành lập doanh nghiệp hay không?

Xem thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty, số vốn tối thiểu cần có?

Người thành lập doanh nghiệp là gi? Ai không được phép?
Người thành lập doanh nghiệp là gi? Ai không được phép?

Trả lời:

Ngay nay để mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức, pháp luật cũng đã bỏ một số quy định hạn chế việc kinh doanh của công dân. Sau đây DFC sẽ tư vấn cho quý khách một số quy định về hạn chế cá nhân kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.

1. Quy định về các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, các tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của doanh nghiệp kinh doanh thu lời riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân VN hoặc Công an nhân dân Việt Nam
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước 

Luật phòng chống tham nhũng 2018 có quy định: người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp ngoài nhà nước trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ, Đồng thời. Luật phòng chống tham nhũng còn quy định thêm, người nắm giữ chức vụ như người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ, chồng, bố mẹ kinh doanh ngành nghề đó.

Những cá nhân, tổ chức nói trên là những người làm việc cho cơ quan nhà nước, sẽ không được góp vốn thành lập hay quản lý doanh nghiệp. Vì đây là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan có thẩm quyền. Việc quy định này nhằm hạn chế trường hợp các cán bộ công chức lợi dụng việc này để tham nhũng, hay lợi dụng chức vụ quyền hạn để ra những quyết định có lợi cho doanh nghiệp mình, tạo sự thiếu minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa những người này họ cũng được trả lương để thực hiện trách nhiệm do Nhà nước.

  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy những cá nhân, tổ chức nêu trên không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp. Nếu những người này vẫn đứng ra quản lý, điều hành, góp vốn thành lập doanh nghiệp thì tùy mức độ, hậu quả xảy ra có thể phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật như trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm hình sự,…

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của DFC về việc người thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.

Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

-----------------------

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Liên quan đến nội dung người thành lập doanh nghiệp, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những nội dung được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:

1. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

2. Tư vấn sau khi thành lập công ty cần làm gì? - Luật sư DFC

3. Hợp nhất doanh nghiệp là gì? Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp?

4. Lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp nào? Ưu nhược điểm của công ty TNHH MTV

>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của DFC

Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.