Câu hỏi: Thưa luật sư, công ty tôi là công ty cổ phần, mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật sư có thể cho tôi biết sau khi thành lập tôi cần làm thêm các thủ tục gì hay không?
Xem thêm: Vốn điều lệ thành lập công ty, số vốn tối thiểu cần có?
Tư vấn sau khi thành lập công ty cần làm gì? - Luật sư DFC
Sau khi thành lập mới doanh nghiệp, công ty của bạn đã là một pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, tự mình tham gia vào các giao dịch. Dưới đây, Luật sư DFC sẽ đưa ra cho quy khách một số giải đáp, tư vấn về các thủ tục sau khi thành lập mới doanh nghiệp để quý khách tham khảo vận hành hoạt động của doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp tự khắc dấu, tự mình quyết định hình thức con dấu của doanh nghiệp. Con dấu có vai trò quan trọng thể hiện trên các giấy tờ doanh nghiệp phát hành. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mẫu dấu riêng để phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Con dấu cần được quy định trong Điều lệ hoặc Quyết định:
Sau khi khắc dấu, để quản lý và sử dụng con dấu hiệu quả, công ty nên có quy chế sử dụng con dấu, giao cho một cá nhân nào đó có trách nhiệm để lưu trữ bảo quản con dấu
Theo quy định tại của Luật doanh nghiệp thì “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”. Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thì biển hiệu phải có các nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ, điện thoại. Đối với biển hiệu kích thước cũng được quy định cụ thể đối bởi biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m). Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Chữ ký số (hay còn gọi là token) là một phương tiện trung gian giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, có hình dạng như một chiếc USB. Hiện nay mọi tờ khai thuế đều được nộp điện tử lên cơ quan thuế thông qua chữ ký số này. Một số loại chữ ký số chất lượng và được đa số doanh nghiệp sử dụng bạn tham khảo là: NewCA, Viettel, BKav,…
Doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để nộp tờ khai, báo cáo thuế và các hồ sơ doanh nghiệp khách có liên quan.
Trước kia, Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Tuy nhiên, Nghị định 119/2018 NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực thì doanh nghiệp được thành lập từ ngày 01/11/2018 thì bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các công ty phát hành hóa đơn điện tử để mua các gói hóa đơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, doanh nghiệp phải giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Do đó, việc mở tài khoản ngân hàng rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, thủ tục cho doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước đang dần được tối giản. Thay vì phải xếp hàng tại cơ quan thuế nộp thuế trực tiếp như trước, bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng của công ty để nộp thông qua chữ ký số. Việc mở tài khoản ngân hàng cho công ty phải được thông báo lên cơ quan thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tại khoản ngân hàng. Khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, bạn nên chú ý chọn ngân hàng uy tín và chất lượng như Vietcombank. BIDV, VP bank. ACB,…
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông công ty phải góp đủ vốn như đã cam kết, công ty cần theo dõi tiến độ góp vốn của cổ đông, nếu cổ đông góp đủ vốn thì Công ty lập sổ đăng ký cổ đông và cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho cổ đồng. Nếu cổ đông không góp đủ vốn thì công ty thực hiện các thủ tục giảm vốn cho phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp.
Sau khi thành lập, Công ty cần họp đại hội đồng cổ đông để bầu Hội đồng quản trị, sau đó bầu Chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý các công việc của công ty cổ phần, do đó để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, công ty cần tổ chức bình bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, cùng với các chức danh quan trọng khác của công ty như Kế toán trưởng, thủ quỹ,..
Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC nội dung thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp mới nhất hiện nay. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.
Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công
-----------------------
Liên quan đến nội dung sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:
1. Luật sư cho hỏi Bảo hộ tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như thế nào?
2. Tôi cần Tư vấn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài
3. Tôi cần tư vấn Hợp nhất doanh nghiệp là gì? Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp?
>> Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty mới nhanh chóng
>> Thành lập Doanh nghiệp năm 2020, những thay đổi cần lưu ý