09:15 - 18/05/2021
Thành lập doanh nghiệp đánh dấu bước thành công lớn của đời người là một quyết định vô cùng quan trọng. Vậy những điều cần lưu ý trước khi lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, bạn đã biết?
Tư vấn lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp
Chào luật sư DFC! Tôi tên P.T.H hiện nay tôi đang có nhu cầu thành lập công ty do một mình tôi làm chủ sở hữu với yêu cầu là ít rủi ro, dễ quản lý vốn và quản trị nội bộ, linh hoạt trong quá trình xử lý vốn doanh nghiệp…Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, tôi có thể lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp nào không?
*Căn cứ pháp lý
Với yêu cầu của bạn thành lập doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu bạn có thể xem xét 1 trong hai loại hình thành lập doanh nghiệp sau. Công ty TNHH MTV hoặc doanh nghiệp tư nhân. Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản đối với loại hình Công ty TNHH MTV bạn có thể theo cơ cấu bản làm chủ tịch công ty hoặc thuê người khác làm chủ tịch công ty, ngoài ra còn có ban giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm sát viên. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân cơ cấu quản lý đơn giản hơn bạn là chủ sở hữu công ty có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty hoặc thuê người khác làm giám đốc công ty.
Tuy nhiên với yêu cầu là mong muốn ít rủi ro nhất trong quá trình hoạt động của công ty. Chúng tôi khuyến khích bạn nên lựa chọn thành lập Công ty TNHH MTV bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” giả định nếu DN tư nhân của bạn làm ăn thua lỗ thì bản phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tại sản của mình kể cả việc dùng tài sản riêng để bù đắp khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đây là rủi ro rất lớn dành cho bạn và DN tư nhân của bạn.
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty…..Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…..”
Như vây công ty TNHH MTV có thể do một cá nhân làm chủ sở hữu và có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Chủ sở hữu công ty là người có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Một cá nhân cũng có thể tự thành lập được doanh nghiệp chứ không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp. Và một số tổ chức có thể tách vốn, tự đầu tư thêm lĩnh vực khác.
+ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu. Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
+ Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.
+ Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn.
+ Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.
+ Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
+ Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
+ Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung khái quát về lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp, để được tư vấn sâu hơn bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư DFC thông qua tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan: Thủ tục thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty mới nhanh chóng
LS. Lê Minh Công