Trong thời buổi hội nhập thế giới, xu thế mẹ đơn thân không còn trở nên xa lạ với chúng ta. Hiện nay, thủ tục làm giấy khai sinh mẹ đơn thân cũng đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật DFC sẽ cung cấp cho bạn đọc những nội dung liên quan đến việc làm giấy khai sinh cho mẹ đơn thân.
Xem thêm: Có thể làm giấy khai sinh cho con không có cha được không?
Làm giấy khai sinh cho mẹ đơn thân
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, Tôi có quen một người đàn ông được 2 hai năm, tôi mới sinh một cháu là con của chúng tôi. Tuy nhiên, vì người đó hay đánh đập và ăn chơi nên bây giờ tôi không muốn con tôi liên quan gì đến ông ấy. Vậy tôi xin hỏi cách làm giấy khai sinh cho mẹ đơn thân? Và mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thì phải làm những thủ tục nào?
Luật sư tư vấn: Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới Công ty Luật DFC, đối với trường hợp của bạn Công ty Luật DFC xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ khai sinh cho con. Trong trường hợp cha và mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác, cá nhân tổ chức nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện trong 60 ngày kể từ ngày sinh. Nếu việc đăng ký khai sinh cho con sau 60 ngày sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cụ thể, căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013, nếu người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện đúng thời hạn sẽ bị phạt cảnh cáo đối với hành vi này.
Như vậy, trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh cháu, khi làm giấy khai sinh cho mẹ đơn thân thì bạn phải thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con theo các bước dưới đây nếu không bạn sẽ bị phạt cảnh cáo do việc thực hiện chậm trễ đăng ký khai sinh cho con.
Theo Khoản 1 Điều 15 thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp giấy khai sinh khi có yêu cầu đăng ký.
Khi mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người làm đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh cho con, gồm có: tờ khai khai sinh theo mẫu quy định và giấy chứng sinh. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản làm chứng của người làm chứng về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì người đăng ký khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ theo bước 1, công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành việc ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật này vào sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cũng như là nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Bước 4: Sau khi thực hiện đủ các bước trên, Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh phải cùng nhau ký vào Sổ hộ tịch và đợi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn mà Công ty luật DFC gửi tới bạn, nếu có vấn đề gì không hiểu về thủ tục làm giấy khai sinh mẹ đơn thân hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết cùng chủ đề
=> Thủ tục khai sinh cho con khi mẹ chưa nhập khẩu?
=> Khi sinh con mà đăng ký khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
LS. Lê Minh Công