Không có khả năng sinh đẻ, tôi muốn ly hôn chồng được không?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:48 - 02/03/2021

Việc mệt mỏi, thiếu kiễn nhẫn của việc không có con chung khiến gia đình chồng và chồng lạnh nhạt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mâu thuẫn gia đình ngày càng gia tăng.

Xem thêm:  Vợ không sinh được con - Tôi có nên ly hôn không?

Không có khả năng sinh đẻ, tôi muốn ly hôn chồng được không?
Không có khả năng sinh đẻ, tôi muốn ly hôn chồng được không?

Xin chào luật sư, tôi tên VTP hiện nay đang sinh sống ở Bắc Giang, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp.

Tôi và chồng tôi đã kết hôn được gần mười năm nhưng đến nay vẫn chưa có con, tôi đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không thể có con được. Nhiều năm nay tôi rất khổ tâm, chồng tôi mặc dù rất yêu thương tôi nhưng cũng có những lúc chán nản nhậu nhẹt không muốn về nhà. Chồng tôi là con trưởng nên bố mẹ chồng tôi lúc nào cũng hối thúc sinh con đến nỗi tôi không dám đối diện với ông bà. Đến nay chồng tôi cũng không còn trẻ, tôi muốn ly hôn để chồng tôi đến với người khác để có con cái. Tôi thực sự còn rất yêu thương chồng, tôi muốn ly hôn nhưng không muốn đến Tòa án có được không?

Luật sư tư vấn ly hôn khi không có con chung:

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ câu chuyện và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Công ty Luật DFC về nội dung tình huống của bạn chúng tôi xin phép được đưa ra tư vấn như sau:

Trong trường hợp của chị, cả hai vợ chồng bạn đều đồng thuận muốn ly hôn do không có con, thủ tục thuận tình ly hôn khá đơn giản nếu hai vợ chồng cùng đồng thuận ý chí muốn ly hôn. Việc thể hiện ý chí  đồng thuận ly hôn thể hiện ở việc hai bên thực sự tự nguyện ly hôn và đã có thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái và trên cơ sở đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận ly hôn đồng thuận. 

*Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại tòa án không?

Mặc dù là thuận tình ly hôn nhưng tòa án bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải ly hôn, nếu không thực hiện thủ tục hòa giải thì quyết định, bản án ly hôn sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến bị hủy.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản về việc hòa giải tự nguyện ly hôn và hòa giải không thành. Sau khi lập biên bản nếu vợ, chồng hoặc cả hai bên không có sự phản đối nào khác thì Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện.

*Vợ hoặc chồng vắng mặt tại phiên hòa giải được không?

Theo quy định tại Điều 397 - Bộ luật Tố tụng dân sự, các bên buộc phải tiến hành hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, khi hòa giải không thành sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Như vậy một trong hai bên vợ chồng vẫn có thể vắng mặt tại phiên hòa giải nếu có lý do chính đáng và không bị coi là không thuận tình, vụ việc ly hôn vẫn được tiến hành bình thường khi có đủ các điều kiện : 

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; 
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về tài sản và con cái, việc thỏa thuận này được ghi lại bằng văn bản do hai bên kí xác thực và gửi kèm những chứng cứ, chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản;
  • Tại văn bản thỏa thuận đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. 

Xem thêm: Thủ tục giải quyết ly hôn khi một bên vắng mặt

*Vợ hoặc chồng vắng mặt tại phiên tòa công nhận thuận tình ly hôn được không? 

Theo quy định của bộ luật Tố tụng dân sự, các đương sự phải có mặt tại phiên tòa thì mới tiến hành xét xử, ra quyết định hoặc phán quyết, trừ trường hợp đương sự có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt. Có nghĩa là nếu hai bên vợ chồng đều muốn ly hôn thì bắt buộc phải có một bên có mặt tại phiên tòa, bên còn lại không muốn tham dự phiên tòa thì phải có đơn xin giải quyết vụ việc vắng mặt, thể hiện rõ ý chí muốn ly hôn và đã thỏa thuận xong về tài sản và con cái, nghĩa vụ, gửi kèm những tài liệu chứng minh thỏa thuận đến cho tòa án. 

Đáp ứng đủ điều kiện về ý chí cũng như có đơn xin giải quyết vụ việc vắng mặt thì vẫn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp đương sự không có mặt tại Tòa án cũng như không có đơn xin giải quyết vắng mặt thì vụ việc sẽ bị đình chỉ giải quyết và không công nhận thuận tình ly hôn. 

Như vậy với tình huống của bạn VTP thì bạn bắt buộc phải có mặt ít nhất 1 lần tại tòa án trong lần triệu tập phiên hòa giải, tại phiên tòa công nhận thuận tình ly hôn nếu bạn có lý do bất khả kháng hoặc có đơn xin xét xử vắng mặt thì có thể vắng mặt khi ly hôn. Tuy nhiên về thủ tục chuẩn bị giấy tờ tại Tòa án và làm đơn xin xét xử vắng mặt, bạn có thể bị trả đơn nếu không chuẩn bị kĩ càng.

Để đảm bảo việc ly hôn được thực hiện nhanh chóng, kín đáo và đảm bảo số lần lên Tòa án là ít nhất thì bạn có thể tham khảo các dịch vụ hỗ trợ làm thủ tục ly hôn tại địa phương hoặc có thể liên hệ Dịch vụ hỗ trợ ly hôn của Công ty Luật DFC. Để được tư vấn và kết nối sử dụng dịch vụ, bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật - 19006512  - Công ty Luật DFC.

Bài viết liên quan: 

Luật sư tư vấn phân chia tài sản riêng và chung khi ly hôn

Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói

 

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.