Hòa giải ly hôn nhằm mục đích gì?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:19 - 17/10/2019

Ly hôn là kết quả không mong muốn của các cặp vợ chồng khi đã chung sống với nhau trong một khoảng thời gian. Vì vậy, Nhà nước ta luôn tạo ra những điều kiện cần thiết để “duy trì” gia đình – những hạt nhân của xã hội nhằm nhiều mục đích như môi trường đủ cả bố lẫn mẹ của những đứa con, thể hiện sự văn minh của nguyên tắc một vợ một chồng… Chính vì vậy, một trong những biện pháp mà Nhà nước ta áp dụng, đó là biện pháp hòa giải ly hôn.

Vậy hòa giải trước khi ly hôn là như thế nào? Những điều bạn cần biết sẽ được Công ty tư vấn Luật hôn nhân gia đình DFC đề cập và phân tích trong bài viết ngay sau đây, mọi thắc mắc quý khách hoàn toàn có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của DFC 1900.6512 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.

Tìm hiểu thêm:

 

Hòa giải ly hôn nhằm mục đích gì?

Căn cứ pháp lý

1. Hòa giải ly hôn như thế nào? Mục đích của việc tiến hành hòa giải khi ly hôn?

Hòa giải ly hôn ở cơ sở là việc bên thứ ba thuyết phục, hỗ trợ các bên nhằm thỏa thuận hoặc thương lượng giải quyết những vấn đề xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp… trong phạm vi một phần hoặc toàn bộ.

thủ tục hòa giải ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (hòa giải ở cơ sở và hòa giải bắt buộc ở Tòa án), Luật Trọng tài Thương mại năm 2010…

Việc hòa giải theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nhằm hàn gắn tình cảm gia đình, giải quyết những xung đột và mâu thuẫn của hai bên. Tạo điều kiện tốt nhất để vợ chồng tiếp tục chung sống hòa thuận, mục đích hôn nhân tiếp tục được thực hiện và ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Các nguyên tắc của việc thực hiện hòa giải ly hôn 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan thì khi tiến hành hòa giải, các bên cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng sự tự nguyện của vợ chồng;

  • Không có sự ép buộc; đe dọa; sử dụng vũ lực hoặc hành vi khác mà không theo ý chí tự nguyện của họ.

  • Nội dung của việc hòa giải ly hôn không vi phạm điều cấm của Luật và không trái đạo đức xã hội.

3. Vụ án ly hôn có bắt buộc phải hòa giải hay không?

Theo quy định tai Điều 05 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Việc ly hôn cần được kịp thời hòa giải bởi gia đình là hạt nhân của xã hội, mấu chốt để duy trì cuộc sống hạnh phúc, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em – những người yếu thế trong xã hội. 

Theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ly hôn ở cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ vào Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này. Cơ sở ở đây là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Như vậy, hòa giải ly hôn ở cơ sở là thủ tục không bắt buộc phải có khi có yêu cầu ly hôn mà chỉ là sự khuyến khích của Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện và thụ lý xin yêu cầu ly hôn thì việc hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Tòa án theo quy định tại  Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

4. Các trường hợp hòa giải khi ly hôn sau khi nộp đơn xin ly hôn và được Tòa án thụ lý

4.1. Trường hợp đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải ly hôn để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc những mâu thuẫn và tranh chấp còn tồn tại cần giải quyết trong vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. 

4.2. Trường hợp thuận tình ly hôn

Tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì trong vụ án ly hôn mà các bên thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, xem xét và giải quyết những vấn đề còn khúc mắc chưa thể tự giải quyết hoặc chưa thể thỏa thuận được.

Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp đơn phương ly hôn thì thuận tình ly hôn trong một số trường hợp thì vẫn có thể không tiến hành hòa giải được. Cụ thể Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp sau:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;

  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;

  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

5. Trình tự các bước tiến hành hòa giải khi ly hôn ở Tòa án

    Các bước tiến hành hòa giải khi ly hôn ở Tòa án bao gồm:

  • Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án; phân tích kết quả hòa giải của 02 người nhằm xác nhận có hòa giải thành hay hòa giải ly hôn không thành.

  • Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu, căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải và hướng giải quyết.

  • Bước 3: Thẩm phán xác đinh và kết luận những vấn đề 02 vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ hoặc chưa thống nhất.

  • Bước 4: Tòa án lập biên bản và ra một trong những quyết định sau đây: công nhận sự hòa giải thành công của 02 vợ chồng; đình chỉ; tạm đình chỉ hoặc đưa vụ án ra xét xử.

Bên trên là thông tin về hoa giải lý hôn nhằm mục đích gì, nếu quý khách cần tư vấn về dịch vụ ly hôn nhanh vui lòng liên hệ 19006512 để được luật sư tư vấn.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.