Khi muốn nghỉ việc thì phải nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày?

Luật Sư: Lê Minh Công

14:42 - 24/09/2020

Có rất nhiều người lao động không nắm được quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Đặc biệt là các quy định nộp đơn xin nghỉ việc khi chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động, dẫn đến nhiều trường hợp xin nghỉ việc ngang, không đúng thủ tục nên phải bồi thường hợp đồng. Vậy khi nghỉ việc phải nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày? Trong trường hợp nào thì người lao động được nộp đơn xin nghỉ việc? Luật sư DFC xin trả lời các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Người lao động được bồi thường như thế nào khi sa thải trái pháp luật?

Nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày?Nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày?

1. Thử việc thì nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày?

Khi thử việc thì nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày? Theo quy định của pháp luật thì khi xin nghỉ việc là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đương nhiên, không thể muốn nghỉ là nghỉ được ngay, hợp đồng thử việc báo trước bao nhiêu ngày khi nghỉ việc cũng phải theo thủ tục, trình tự phải đúng theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 37 Bộ luật này quy định:

  • Người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động được biết trước ít nhất 30 trước khi xin nghỉ việc đối với hợp đồng lao động là hợp đồng xác định thời hạn;
  • Trường hợp hợp đồng lao động là hợp đồng thời vụ có thời hạn ít hơn 12 tháng phải báo cho người sử dụng lao động ít nhất trước 03 ngày làm việc;
  • Báo cho người sử dụng lao động trước 03 ngày làm việc đối với các trường hợp tại Điểm a, b, c, g Khoản 1 Điều 37;
  • Báo cho người sử dụng lao động trước 45 ngày đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

2. Người lao động xin nghỉ làm có được nhận trợ cấp thôi việc không?

Rất ít người lao động không biết được quyền lợi nhận trợ cấp thôi việc của mình vẫn được bảo vệ ngay cả khi họ là chủ thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ khoản 1 Điều 48 của Bộ luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc.

Theo đó, người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc mỗi năm làm việc tương ứng với nửa tháng lương. 

Cách tính lương hưởng trợ cấp sẽ bằng lương trung bình của 6 tháng gần nhất.

Ví dụ: A làm việc cho công ty B được 2 năm rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì hoàn cảnh gia đình. 8 tháng gần nhất lương A được nhận đều là 5 triệu. Vậy tiền trợ cấp thôi việc A sẽ được nhận được tính như sau: 

TCTV = 24/12/2 * 5 triệu = 5 triệu

=> Vậy A được nhận 5 triệu tiền trợ cấp thôi việc 

Xem thêm: Điều kiện cách tính trợ cấp thôi việc khi công ty đóng cửa 2020

3. Trách nhiệm bồi thường hợp đồng khi người lao động nghỉ ngang?

Đương nhiên, hợp đồng lao động cũng là một trong các hợp đồng dân sự. Khi một trong các bên vi phạm hợp đồng hay các quy định của pháp luật về hợp đồng đó, người vi phạm sẽ phải chịu bồi thường hợp đồng. 

Cụ thể, nếu người lao động nghỉ ngang, khi thử việc mà xin nghỉ việc báo trước bao lâu không theo quy định, không báo trước, trường hợp nghỉ không có lý do chính đáng, không thuộc một trong các trường hợp tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012; người lao động sẽ phải có trách nhiệm bồi thường những khoản sau theo Điều 43 của bộ luật này như sau:

Thứ nhất, bồi thường nửa tháng tiền lương vì đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Tiền lương ở đây được tính bằng lương trung bình của 6 tháng gần nhất

Thứ hai, bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động

Thứ ba, bồi thường tiền vi phạm thời hạn báo trước chấm dứt hợp đồng.

Ví dụ: A làm cho công ty B được 2 năm, A nghỉ ngang không có lý do, không báo trước. Hợp đồng đã giao kết là hợp đồng xác định thời hạn 1 năm. Vậy A sẽ phải bồi thường 1 tháng lương do không báo trước 30 ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là toàn bộ bài viết về việc khi muốn nghỉ việc thì phải nộp đơn xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày, cảm ơn các bạn đã đọc bài. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vấn đề pháp lý hãy liên hệ tới Văn phòng Luật DFC qua hotline Tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Xem thêm:

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.