Quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

11:23 - 17/09/2020

Sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng cao trong các doanh nghiệp, tuy nhiên dù nhu cầu cao nhưng nhiều trường hợp người lao động không đủ khả năng đáp ứng công việc về mặt chuyên môn lẫn kỷ luật. Khi đó doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp phải lưu ý những nội dung gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào? 

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2020

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn

Nội dung tư vấn: 

I. Quy định về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động là một quyền của người sử dụng lao động tuy nhiên để thực hiện quyền này trong thực tế người sử dụng lao động phải lưu ý những nội dung sau:

1. Các trường hợp người sử dụng lao động được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành cụ thể là căn cứ theo nội dung tại Điều 38, Bộ luật lao động 2012. Các trường hợp người sử dụng lao động được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:

TH1: Người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ 

TH2: Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục theo hợp đồng không xác định thời hạn, 6 tháng liên tục với hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời gian lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với hợp đồng theo mùa vụ hoăc một công việc có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

TH3: Do thiên tai, hoả hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp dù đã dùng mọi cách để khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm số lượng người làm việc

TH4: Người lao động vắng mặt tại nơi làm việc do tạm hoãn hợp đồng lao động vì các nguyên nhân thực tế sau:

  • Người lao động đi nghĩa vụ quân sự
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của luật hình sự
  • Người lao động bị đưa đi giáo dưỡng, cai nghiện hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc
  • Lao động nữ mang thai
  • Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận

Tuy nhiên sau thời gian 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì doanh nghiệp có quyền quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp động lao động với người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3, Điều 125, Bộ luật lao động 2012.

2. Các trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp người sử dụng lao động có căn cứ thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 nhưng người lao động rơi vào những trường hợp sau thì người sử dụng lao động không thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt của mình.

Thứ nhất, người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

Thứ hai, người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng hoặc những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý

Thứ ba, người lao động nữ đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc nghỉ chế độ thai sản theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội.

3. Thời hạn phải báo trước cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp người lao động mà nghỉ do điều trị ốm đau, tai nạn quá nửa thời hạn trong hợp đồng lao động thời vụ

Bất kỳ trường hợp nào mà người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ các quy định về trường hợp được chấm dứt hay không được chấm dứt hay vi phạm nghĩa vụ thời gian báo trước với người lao động đều bị coi là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

II. Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty luật DFC chúng tôi xin cung cấp cho bạn mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động để bạn có thể tham khảo và sử dụng trong thực tế.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

****

......, ngày ......tháng ......năm

QUYẾT ĐỊNH

VV: Chấm dứt hợp đồng lao động

--------------------

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP/TNHH ABCD

- Căn cứ Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 20....;

- Căn cứ Hợp đồng lao động số ...........................................;

- Căn cứ Quyết định ..............................................................;

- Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ........., đối với Ông Nguyễn Văn A;

- Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông Nguyễn Văn A, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng:

............................................................................

............................................................................

............................................................................ ;

Lý do: (Bị xử lý vi phạm hoặc bị kết án theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo Hợp đồng lao động đã ký mà không gia hạn…) ............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

..............................................................................

Kể từ ngày ___/___/___

Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của Ông Nguyễn Văn A được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 3: Các Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, trưởng các Phòng Ban liên quan và Ông Nguyễn Văn A căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC

- Cá nhân Ông Nguyễn Văn A;

- Công đoàn Công ty;

- Phòng TC & NS;

- P21 (Đăng tin);

- Lưu VP, HS NGUYỄN VĂN B

III. Doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho nhân viên như thế nào khi chấm dứt hợp đồng hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 47 Bộ luật lao động 2012 trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng doanh nghiệp phải thanh toán cho người sử dụng lao động các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Chú ý doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp được những vấn đề mà doanh nghiệp phải hết sức chú ý khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Nếu có thông tin chưa được nắm rõ hơn về vấn đề về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn luật miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xem thêm: BHXHVN - Tư vấn khi nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.