Giải thể doanh nghiệp là tình huống xấu nhất đối với người lao động khi họ không chỉ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm mà còn có thể không được chi trả đầy đủ các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm do tài sản công ty, doanh nghiệp bị phát mại. Để bảo vệ quyền lợi của mình người lao động cần nắm rõ điều kiện cách tính trợ cấp thôi việc khi công ty đóng cửa.
Xem thêm: Điều kiện cách tính trợ cấp thôi việc cho thai sản năm 2020
Câu hỏi: "Xin chào luật sư, tôi đang gặp vấn đề này rất mong được Luật sư DFC giải đáp:
Tôi hiện đang làm nhân viên cho một khách sạn trên địa bàn quận Long Biên, tôi đã làm ở đó được 5 năm, giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do tình hình covid nên khách sạn không có khách, chúng tôi đã được nghỉ hơn 2 tháng không đến chỗ làm. Mới đây trên nhóm chat của các nhân viên chúng tôi đã nhận được thông tin khách sạn sẽ đóng cửa chính thức trong thời gian tới. Đội ngũ anh em nhân viên đang hết sức lo lắng liệu việc công ty giải thể thì có chi trả tiền bạc để hỗ trợ cho mọi người không vì đã nhiều tháng trời anh, em phải sống không lương. Rất mong được Luật sư tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất để chấn an tinh thần cho mọi người."
Theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2012 trách nhiệm của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị giải thể phải ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thất nghiệp cũng như các khoản thỏa thuận khác được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.
Mặt khác theo căn cứ tại khoản 5, Điều 202, Luật doanh nghiệp 2014 thì các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo thứ tự: Chi phí phá sản; Nợ lương, nợ bảo hiểm, nợ trợ cấp thôi việc và các khoản nợ khác theo thỏa ước tập thể; Các khoản nợ khác.
Như vậy, trong trường hợp khách sạn bị giải thể thì bạn và người lao động khác sẽ được trả các khoản nợ lương (lương cứng, phụ cấp, thưởng) cũng như được hỗ trợ thêm trợ cấp thất nghiệp. Nghĩa vụ tài chính này sẽ dùng tài sản còn lại của khách sạn để chi trả nếu không đủ thì căn cứ theo loại hình doanh nghiệp mà khách sạn đăng ký kinh doanh thì chủ khách sạn có phải liên đới dùng tài sản của mình để trả nợ hay không.
- Mức hưởng và điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc trợ cấp thôi việc khi công ty đóng cửa?
Theo quy định luật lao động người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động sẽ được trả một khoản trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc sẽ được nửa tháng tiền lương là mức bình quân của 6 tháng lương gần nhất mà người lao động động được hưởng.
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc. Nếu thời gian này không chẵn năm thì nếu bị lẻ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ được tính là ½ năm còn nếu từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng sẽ được tính là 1 năm.
Ngoài ra, bạn phải hết sức chú ý thời gian thực tế mình đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gì. Theo như bạn nói thì bạn đã làm việc ở khách sạn được 5 năm, theo quy định Luật việc làm 2013 khách sạn sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.
- Mức hưởng và Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi công ty đóng cửa?
Trợ cấp thất nghiệp sẽ rất khác với trợ cấp thôi việc nên bạn phải hết sức chú ý đến các yếu tố sau:
Thứ nhất, điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày đăng ký.
Thứ hai, mức trợ cấp sẽ bằng 60% mức bình quân lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền trước thất nghiệp.
Thứ ba, thời gian được hưởng được xác định như sau:
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến điều kiện và cách tính trợ cấp thôi việc khi công ty đóng cửa. Hy vọng nó là một nguồn tham khảo hữu ích cho bạn cũng như đồng nghiệp của bạn nắm rõ được những quyền lợi của bản thân. Mọi băn khoăn cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm: Điều kiện cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công