Ngày trước, người dân vẫn luôn nói “sổ đỏ” là loại giấy tờ quan trọng nhất thể hiện quyền sử hữu của mình đối với thửa đất có tên trong sổ đỏ. Hiện nay, thì có người gọi là “sổ đỏ”, có người gọi là “sổ hồng”. Vậy thủ tục cấp đổi sổ hồng mới như thế nào? Đổi sổ hồng mất bao lâu? Trong bài viết này, công ty Luật DFC sẽ cung cấp những nội dung, quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề trên.
Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hướng dẫn làm thủ tục cấp đổi Sổ hồng mới
Theo nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư của tổng cục địa chính ra ngày 16/3/1998 số 346/TT-TCĐC thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” là loại giấy được cấp cho các khu vực ngoài đô thị - nông thôn để chứng minh quyền sử dụng của người sở hữu đối với thửa đất được ghi trong sổ. Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn đều được cấp loại giấy này. Đặc biệt, loại giấy này có hình thức bên ngoài màu đỏ nên được người dân hay gọi là “Sổ đỏ”.
Còn “Sổ hồng” lại là tên gọi dựa trên màu sắc bên ngoài của "giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở" được Bộ Xây dựng ban hành. Nội dung bên trong sổ hồng bao gồm: Sở hữu nhà ở như thế nào? Sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung? Cấp cho nhà riêng đất? Hay nhà chung đất như nhà chung cư?
Tuy nhiên tới ngày 10/12/2009 hai loại giấy tờ trên đã được HỢP NHẤT thành một loại giấy chung có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” theo Nghị Định 88/2009/NĐ-CP. Và hình thức của loại giấy này cũng có màu hồng nên nếu các bạn gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “sổ đỏ” theo quan niệm cũ hay “sổ hồng” theo quy định mới cũng không sai.
Ngoài ra, nếu sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 nếu muốn đổi sang “sổ hồng” theo quy định mới sẽ được nhà nước tạo điều kiện để đổi, còn nếu không thì sổ đỏ cũ vẫn có giá trị pháp lý như Sổ hồng hiện tại.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ, thủ tục cấp đổi sổ hồng mới bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi theo quy định của pháp luật theo mẫu số 10/ĐK;
- Giấy chứng nhận bản chính đã được cấp (Bản gốc);
Chú ý: Trường hợp thực hiện việc cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng do quá trình dồn điền đổi thửa, đo đạc để phục vụ cho việc lập bản đồ địa chính nhưng Giấy chứng nhận lại đang bị thế chấp tại một tổ chức tín dụng thì phải cung cấp được Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản sao).
*Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ hồng mới:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện (trường hợp địa phương
chưa bố trí văn phòng đăng ký đất đai);
- Bộ phận một cửa (với trường hợp địa phương đã bố trí phận một cửa);
- Người sử dụng đất có thể thực hiện việc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có bất động sản trong trường hợp có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
Căn cứ theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì thời hạn giải quyết sẽ không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì không quá 17 ngày làm việc. Trường hợp cấp đổi cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ địa chính thì thời hạn không quá 50 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề thủ tục cấp đổi sổ hồng mới. Nếu Quý đọc giả còn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Đất đai 1900.6512 để được tư vấn một cách cụ thể nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> Có nên mua chung cư chưa có sổ hồng không?
=> Thủ tục sang tên sổ hồng chung cư năm 2021
=> Tìm hiểu về luật chung cư mới nhất - luật chung cư 50 năm
LS. Lê Minh Công