Hiện nay khi người lao động làm việc tại một cơ quan, tổ chức hay đơn vị luôn gặp phải tình trạng ốm đau, bệnh tật và những bất cập nhất định liên quan đến việc làm các hồ sơ thủ tục để hưởng chế độ ốm đau. Luật bảo hiểm hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể về vấn đề làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau khi người lao động gặp phải.
Vậy cách viết hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như thế nào? Để được hưởng chế độ ốm đau thì người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với chế độ ốm đau: chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1,2 Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội, khoản 1, 2 điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
*Thứ nhất, đối với người lao động
- Trong trường hợp điều trị nội trú, người lao động cần chuẩn bị:
+ Giấy ra viện (bản sao) của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi;
+ Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện (bản sao) nếu chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú.
- Trong trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính).
- Trong trường hợp người lao động hoặc con khám, chữa bệnh ở nước ngoài:
+ Người lao động cần chuẩn bị bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám, chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
*Thứ hai, đối với đơn vị sử dụng lao động:
Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị bản chính Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).
*Thứ ba, Trường hợp hưởng dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:
Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 điều 100, khoản 5 điều 101 Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 điều 60 Luật ATVSLĐ. Theo danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Bước thứ 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp
Bước thứ 2: Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ và thực hiện
Một quý hoặc hàng tháng: doanh nghiệp phải lập danh sách người lao động để nghị hưởng chế độ ốm đau theo mẫu số 01B-HSB nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện. Và kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán.
- Trong thời hạn 45 ngày người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp kể từ ngày làm việc trở lại.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý doanh nghiệp.
- Thời hạn giải quyết và chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Như vậy, để được hưởng chế độ ốm đau khi đang làm việc tại một cơ quan, tổ chức và đơn vị thì người lao động cần nắm được những trình tự, thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau trên đây. Và khi đã nắm được các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này sẽ giúp cho người lao động được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng khi lao động.
Để nắm rõ hơn về vấn đề hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công
>>BHXHVN - Điều kiện hưởng chế độ ốm đau mới nhất năm 2020
>>BHXHVN - Thủ tục hưởng chế độ ốm đau mới nhất 2020
>>BHXHVN - Mức hưởng chế độ ốm đau mới nhất 2020