Hiện nay khi người lao động đi làm việc tại các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp luôn có những chế độ để đảm bảo quyền và lợi ích khi họ gặp khó khăn, trong đó đặc biệt là mức hưởng chế độ ốm đau, là chế độ phổ biến nhất, áp dụng khi người lao động bị ốm đau và đáp ứng được các điều kiện cần thiết sẽ được hưởng.
Vậy hiện nay pháp luật hiện hành quy định về mức hưởng chế độ ốm đau 2020 là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Công ty Luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xem thêm:
+ Thủ tục hưởng chế độ ốm đau mới nhất 2020
+ Điều kiện hưởng chế độ ốm đau mới nhất năm 2020
Mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật bảo hiểm xã hội sẽ là:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được hưởng
Mức hưởng:
Mức hưởng = (Số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội/24 công) × 75% × số ngày nghỉ
Người lao động được tính 180 ngày đầu tính theo tỷ lệ 75%/1 ngày nghỉ hưởng chế độ.
Mức hưởng:
Mức hưởng = (Số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội/24 công) × 75% × số ngày nghỉ
Người lao động ôm dài ngày >180 ngày. Những ngày sau tính theo công thức như sau:
65% nếu đóng bảo hiểm xã hội > 30 năm.
55% nếu đóng bảo hiểm xã hội 15năm < t < 30 năm.
50% nếu đóng bảo hiểm xã hội < 15 năm.
Mức hưởng:
Mức hưởng = (Số tiền lương đóng bảo hiểm xã hội/24 công) × 75% × số ngày nghỉ
Tuỳ từng trường hợp mà người lao động sẽ được hưởng với mức hưởng chế độ ốm đau khác nhau, tuỳ vào tình trạng cũng như số ngày mà người lao động nghỉ làm việc.
Để hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về mức hưởng chế độ ốm đau mời bạn đọc liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công