Có được đổi tên con vì không thích không?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:30 - 27/11/2020

Nhu cầu đổi tên cho con do tên xấu, tên không đẹp, tên trùng với người trong họ,...đang ngày càng nhiều, pháp luật cũng có những quy định cho phép đổi tên. Vậy có được đổi tên con vì không thích không?

Xem thêm: Thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi như thế nào?

Có được đổi tên con vì không thích không?
Có được đổi tên con vì không thích không?

Hỏi: Thưa Luật sư DFC tôi muốn đổi tên cho con tôi vì tên khai sinh của con tôi giống với tên người yêu cũ của vợ tôi khiến tôi không thích, tôi có đổi được không thưa Luật sư DFC?

Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới, Luật sư DFC tư vấn giải đáp câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Luật hộ tịch 2014; Bộ luật dân sự 2015; nghị định 123/2015.

1. Có được đổi tên con vì không thích không?

Hiện nay nhu cầu đổi tên cho con do tên đó không đẹp hoặc trùng với tên của những người trong họ, đó là nhu cầu bình thường và những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép làm việc đó, như vậy: Việc bạn muốn đổi tên cho con của bạn với lý do không thích do trùng với tên người yêu cũ của vợ bạn có thể không được cán bộ tư pháp chấp nhận vì những lý do sau đây: 

2. Chỉ được đổi tên cho cho trong các trường hợp được liệt kê dưới đây:

Trường hợp 1: Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

Trường hợp 2: Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi

Trường hợp 3: Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

Trường hợp 4: Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

Trường hợp 5: Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

Trường hợp 6: Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính, quy định tại điều 28 Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp của bạn với lý do là do tên đó của con bạn giống với tên người yêu cũ của vợ bạn không thuộc các trường hợp được phép đổi tên theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 nêu trên, trường hợp nếu bạn chứng minh được tên khai sinh đó của con bạn khiến cho những bất hòa, căng thẳng trong gia đình bạn sảy ra, tình cảm cha con, vợ chồng, tình cảm gia đình suy giảm thì bạn cần trình bày cụ thể vào đơn yêu cầu thay đổi họ tên cho con, nếu có căn cứ cho thấy việc thay đổi tên khai sinh của con bạn là cần thiết yêu cầu của bạn sẽ được chấp nhận.

3. Quy định về đổi tên cho con

Việc đổi tên cho con theo nghị định 123/2015 tại khoản 1 điều 7 còn quy định việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch 2014 còn phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai, đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người được đổi tên đó. Như vậy ngoài việc phải bàn bạc nói chuyện với vợ, bạn còn phải hỏi ý kiến con bạn và được sự đồng ý của con bạn nếu con bạn đủ 9 tuổi trở lên về việc bạn muốn thay đổi họ tên cho con bạn.

Để đổi tên cho con bạn, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tại UBND cấp xã, phường (trường hợp con bạn dưới 14 tuổi) hoặc UBND cấp quận, huyện (trường hợp con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên). Thời gian giải quyết 3 ngày làm việc, hoặc có thể kéo dài nhưng không quá 5 ngày đối với những trường hợp phức tạp, cần phải đi xác minh. Khi đi nộp hồ sơ bạn cần mang sổ hộ khẩu để xuất trình với cán bộ tư pháp đối chiếu.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về câu hỏi của bạn, nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi cần tư vấn bạn có thể gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Trân trọng!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.