Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập thông qua sự thỏa thuận giữa các đương sự hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không xuất phát từ mối quan hệ huyết thống như cha mẹ ruột – con ruột. Vậy thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi thực hiện như thế nào?
Thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi như thế nào?
Hỏi: Chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi trường hợp này với ạ. Vợ chồng tôi có nhận nuôi một bé gái 10 tuổi, bé họ Nguyễn còn tôi họ Vũ. Nay tôi muốn làm thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi sang họ của tôi (bố nuôi) thì có được không? Trình tự, thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi thực hiện như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi nội dung câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Công ty Luật DFC. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
* Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật nuôi con nuôi năm 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Nội dung tư vấn:
Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập thông qua sự thỏa thuận giữa các đương sự hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không xuất phát từ mối quan hệ huyết thống như cha mẹ ruột – con ruột.
Pháp luật dân sự hiện hành ghi nhận quyền thay đổi họ tên cho con tại Điều 27, Điều 28 BLDS năm 2015, cụ thể: Thay đổi họ, tên cho con nuôi từ họ của cha hoặc mẹ đẻ sang họ của cha hoăc mẹ nuôi theo yêu cầu của cha hoặc mẹ nuôi.
Cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi (2010) như sau:
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có điều kiện về, kinh tế, sức khỏe và chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có tư cách đạo đức tốt.
Các trường hợp sau đây cá nhân không được phép nhận con nuôi, cụ thể:
Lưu ý: Trường hợp mẹ kế nhận con riêng của chồng, cha dượng nhận con nuôi của vợ hoặc bác, chú, cô, dì, bá nhận cháu ruột làm con nuôi thì không cần áp dụng hai điều kiện cuối vẫn đủ điều kiện để pháp luật cho phép người yêu cầu được nhận con nuôi. Đối với trường hợp của bạn là nhận con nuôi trong nước, nên không cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
Bước 01: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định:
+ Tờ khai đăng kí việc thay đổi, bổ sung hộ tịch (theo mẫu)
+ Giấy khai sinh của con nuôi (bản gốc)
+ Sổ hộ khẩu con nuôi bản sao chứng thực (nếu có)
+ Sổ hộ khẩu, CMTND/CCCD hoặc hộ chiếu của cha, mẹ nuôi (bản sao chứng thực).
+ Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (bản sao chứng thực)
+ Văn bản đồng ý thay đổi họ tên của cha, mẹ nuôi trong trường hợp làm con nuôi của vợ chồng, có chứng thực chữ ký hợp lệ (bản gốc).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp xã), cán bộ xã thẩm tra, xác minh hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và giải quyết cho đương sự.
Bước 3: Cán bộ Tư pháp - hộ tịch tại địa phương tiến hành thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi theo yêu cầu của cha mẹ nuôi.
Bước 4: Trả kết quả trong thời hạn 05- 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung tư vấn thủ tục thay đổi họ tên cho con nuôi theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Tất cả mọi khó khăn, vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được giả đáp cụ thể.
Bài viết cùng chủ đề
=> Thủ tục đính chính giấy đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?
=> Muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi phải làm như thế nào?
LS. Lê Minh Công