Hiện nay, việc nhận con nuôi đã không còn xa lạ, nhu cầu nhận con nuôi của các cặp vợ chồng hiến muộn cũng ngày một tăng. Trong đó, những băn khoăn về việc thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi cũng là một vấn đề mà rất nhiều cặp bố mẹ nuôi thắc mắc. Vậy làm thế nào để thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi? Thủ tục thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi là như thế nào?
Xem thêm: Pháp luật có quy định con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?
Thủ tục thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi?
Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã kết hôn với nhau từ năm 2000 đến nay nhưng vẫn không có con nên nay muốn nhận con của một người quen làm con nuôi. Tuy nhiên vợ chồng tôi vẫn đang thắc mắc về việc thay đổi thông tin cha mẹ trên giấy khai sinh của con, liệu vợ chồng tôi có được thay đổi tên cha mẹ đẻ thành tên vợ chồng tôi hay không?
Luật sư tư vấn: Trên cơ sở những thông tin mà bạn cung cấp, Đội ngũ Luật sư DFC xin được trả lời câu hỏi của bạn thông qua bài viết về thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi như sau:
Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định cụ thể như sau:
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi phát sinh đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con kể từ ngày giao nhận con nuôi. Đồng thời quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng sẽ phát sinh với nhau theo quy định của pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình và các quy định khác của pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi căn cứ theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi từ đủ 09 tuổi thì việc thay đổi họ, tên đối với con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự chấp thuận của con.
Vì vậy, ta có thể thấy, pháp luật công nhận quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Điều này được pháp luật công nhận một cách cụ thể và ghi ghi nhận trên các giấy tờ về hộ tịch. Cụ thể, Khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định:
Trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có sự thỏa thuận và được sự chấp thuận của con nuôi từ 09 tuổi trở lên đối với việc thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thẩm quyền thay đổi sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con thu hồi Giấy khai sinh cũ và đăng ký khai sinh lại cho con nuôi; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.
Như vậy, thông qua những phân tích trên, sau khi nhận con nuôi thì vợ chồng bạn hoàn toàn có thể thay đổi phần nội dung tên cha mẹ trên giấy khai sinh của con nuôi nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi và có sự chấp thuận của con nuôi từ 9 tuổi trở lên. Trên giấy khai sinh mới sẽ thể hiện rõ việc thay đổi tên cha mẹ, đồng thời giấy khai sinh cũ sẽ bị thu hồi và thông tin được ghi chú tại Sổ đăng ký khai sinh là cha mẹ nuôi.
Người yêu cầu làm thủ tục thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi sẽ nộp hồ sơ lên UBND xã/phường nơi đã đăng ký khai sinh cho con, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu;
- Giấy khai sinh của con nuôi (bản gốc);
- Quyết định về việc được nhận nuôi con nuôi;
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu của người yêu cầu thay đổi.
Trên đây là toàn bộ nôi dung tư vấn, giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề Thay đổi giấy khai sinh cho con nuôi. Nếu Quý đọc giả còn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình 1900.6512 để được tư vấn một cách cụ thể nhất.
LS. Lê Minh Công