Pháp luật có quy định con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:41 - 24/10/2020

Theo quy định của pháp luật hiện nay chưa có luật nào cấm việc con nuôi và con đẻ kết hôn với nhau. Tuy nhiên, vấn đề này còn liên quan đến khía cạnh đạo đức.

Xem thêm: Thủ tục và điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

Hỏi: Luật sư cho em hỏi. Lúc em còn nhỏ bố mẹ em có nhận nuôi một cô con gái. Chúng em cùng nhau lớn lên và dần phát sinh tình cảm. Luật sư cho em hỏi là em và em gái nuôi có thể lấy nhau không. Pháp luật có quy định con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Luật sư tư vấn: Trường hợp của bạn được Luật sư Công ty luật DFC tư vấn như sau:

1. Các trường hợp bị cấm kết hôn

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm:

  • Cấm hành vi kết hôn giả tạo;
  • Cấm việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở kết hôn tự nguyện;
  • Cấm người đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác; người chưa có vợ, chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đã có vợ, chồng;
  • Cấm việc kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi 03 đời; cấm việc kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người đã hoặc đang là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
  • Cấm kết hôn trong trường hợp nam chưa đủ 20 tuổi trở lê và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên;
  • Cấm kết hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự. 

Xem thêm: Video - Điều kiện đăng ký kết hôn tại Việt Nam hiện nay?

2. Vậy Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

- Họ hàng trong phạm vi 03 đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra bao gồm cha mẹ là đời thứ nhất; đời thứ hai là anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

- Người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống với nhau, trong đó người này sinh ra người sau kế tiếp nhau.

- Trường hợp của bạn không thuộc trong các trường hợp cấm kết hôn. Nếu bạn và em gái nuôi đủ các điều kiện để kết hôn như: độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, sự tự nguyện,… thì hoàn toàn có thể kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Tuy nhiên, việc kết hôn giữa anh trai và em gái nuôi hay nói cách khác là con đẻ và con nuôi trong một gia đình vẫn chưa được xã hội thừa nhận và ủng hộ. Về khía cạnh đạo đức, con đẻ và con nuôi đều lớn lên trong một gia đình, cùng chung cha mẹ, được coi là anh em. Nhiều người hiện nay vẫn không chấp nhận việc con đẻ và con nuôi kết hôn với nhau.

- Về khía cạnh pháp luật, con nuôi là con hợp pháp được nhận nuôi sau khi hoàn thành các thủ tục nhận nuôi pháp lý. Con nuôi cũng được nhận sự chăm sóc giáo dục của cha mẹ, có các quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Vì vậy, tuy pháp luật không cấm nhưng xã hội vẫn chưa cổ động cho việc con đẻ và con nuôi kết hôn với nhau.

- Việc kết hôn giữa bạn và em gái nuôi của bạn không vi phạm pháp luật nên hoàn toàn có thể thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn như bình thường. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thái độ của gia đình và họ hàng, cân nhắc về ý kiến của bố mẹ bạn để đảm bảo hạnh phúc sau này.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư về vấn đề con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 của Công ty Luật DFC để được các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp.

Xem thêm: Những trường hợp nào bị cấm kết hôn năm 2020

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.