Hiện nay, kết hôn với người nước ngoài đang là xu thế ở nước ta. Việc ra nước ngoài sống và làm việc, nhất là ở những quốc gia phát triển hơn Việt Nam.Việc ra nước ngoài kết hôn vừa là một cơ hội cho người Việt Nam định cư và làm việc ở nước ngoài nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro không đáng có. Vậy việc kết hôn và ly hôn với người nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ trải qua những trình tự, các thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam? Và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được cấp như thế nào? Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết này để giải đáp vấn đề ngay sau đây:
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật Hộ tịch năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định 123/2015/NĐ – CP Hướng dẫn chi tiết Luật Hộ tịch 2014.
Nội dung tư vấn
Việc đăng ký kết hôn đối với người nước ngoài là một trong những bước đi quan trọng để công nhận mối quan hệ hôn nhân đó nhằm thể hiện quan hệ ấy đã phát sinh hiệu lực pháp luật. Quan hệ hôn nhân với người nước ngoài thuộc lĩnh vực dân sự điều chỉnh có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện kết hôn với người nước ngoài tuân thủ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của công dân nước ngoài và ngược lại.
Ở Việt Nam, những điều kiện về đăng ký kết hôn được quy định một cách cụ thể tại Điều 08 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng những văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Cụ thể:
Điều kiện về độ tuổi: nam thì phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
Nam và nữ phải kết hôn một cách tự nguyện mà không thuộc các trường hợp bị ép buộc hoặc lừa dối;
Quan hệ hôn nhân không thuộc các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 05 của Luật này như bị tảo hôn, kết hôn giả tạo…;
Năng lực hành vi dân sự của nam và nữ không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài nào thì công dân Việt Nam cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân của quốc gia đó. Chẳng hạn như công dân Việt Nam kết hôn với công dân mang quốc tịch Trung Quốc thì phải tuân thủ những điều kiện của Luật Hôn nhân và Gia đình của Trung Quốc.
Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ – CP Hướng dẫn chi tiết Luật Hộ tịch thì thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các thủ tục về hồ sơ kết hôn với người nước ngoài cần có và thủ tục thực hiện.
Theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 123/2015/NĐ – CP thì hồ sơ cần có để thực hiện việc xét đăng ký kết hôn với người nước ngoài với công dân Việt Nam tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết để thực hiện để giải quyết thủ tục thực hiện việc đăng ký thủ tục xin kết hôn với người nước ngoài là Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của công dân mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một số quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài ở vùng biên giới (Trung Quốc, Lào và Campuchia) thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền tương đương với cấp xã của Việt Nam tiến hành giải quyết.
Trước tiên, sau khi chuẩn bị xong những giấy tờ cần có trong hồ sơ như trên thì công dân mang quốc tịch Việt Nam và công dân mang quốc tịch nước ngoài sẽ mang đến trụ sở của Ủy ban Nhân dân cấp huyện, quận như trên.
Trong thời hạn 10 ngày thì cơ quan PhòngTư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành xác minh hồ sơ. Nếu thấy đủ các điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của luật kết hôn với người nước ngoài (không thuộc các trường hợp cấm kết hôn hoặc từ chối đăng ký kết hôn) thì Ủy ban Nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành đăng ký kết hôn và cấp 02 bản chính giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!