Những trường hợp nào bị cấm kết hôn năm 2020

Notice (8): Undefined index: User [APP/tmp/smarty/compile/b6cc6a4ed05b1c37994cb2311fd556d6de3e7247_0.file.detail_new.tpl.php, line 85]

16:51 - 17/01/2020

Có thể thấy rằng, việc kết hôn là việc quan trọng, có ý nghĩa không chỉ đối với hai bên nam nữ kết hôn mà còn ảnh hưởng đến xã hội, bởi lẽ gia đình là tế bào của xã hội, hôn nhân là nền tảng xây dựng gia đình. Chính vì vậy, pháp luật mỗi quốc gia đều quy định cụ thể về những vấn đề xoay quanh mối quan hệ hôn nhân này. Liên quan đến vấn đề này bài viết dưới đây xin đi chỉ ra và phân tích cho bạn đọc những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể là dựa vào Điều 5 và một số điều luật khác có liên quan đến vấn đề những trường hợp cấm kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn cụ thể như sau:

 những trường hợp cấm kết hôn

Các trường hợp cấm kết hôn

1. Kết hôn giả tạo

Trường hợp pháp luật cấm kết hôn đầu tiên phải kể đến là kết hôn giả tạo, tức là việc hôn này nhằm động cư, mục đích lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc cư trú hoặc liên quan đến vấn đề quốc tịch hoặc liên quan đến chính sách về chế độ ưu đãi của Nhàn nước ta hoặc bất kì mục đích nào khác mà không phải hướng đến việc xây dựng gia đình. 

2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

  • Tảo hôn được hiểu chính là việc lấy vợ, chồng khi mà một hoặc cả hai bên vợ, chồng đều chưa đủ độ tuổi kết hôn; cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở nên theo quy định pháp luật hiện hành (luật hôn nhân và gia đình 2014).
  • Cưỡng ép kết hôn được hiểu là có sự đe dọa hoặc uy hiếp tinh thần hoặc hành hạ ngược đãi hoặc bất kì hành vi trái luật nào khác buộc người khác phải kết hôn với họ. 
  • Lừa dối kết hôn có thể hiểu là việc một trong hai bên đã cố tình đưa ra thông tin sai sự thật, vì động cơ bất chính để người khác kết hôn với mình. 

3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn vớingười đang có chồng, có vợ

Những trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam phải kể đến là cấm người đang trong một quan hệ hôn nhân mà kết hôn với người khác, điều này nhằm đảm bảo chính sách hôn nhân một vợ, một chồng của Nhà nước ta.

Nếu muốn bắt đầu một mối quan hệ hôn nhân với người khác, bắt buộc vợ hoặc chồng phải chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hiện có, mới không vi phạm điều cấm của luật, không bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Ngoài những trường hợp cấm kết hôn cụ thể như đã phân tích như trên, pháp luật hiện hành cũng quy định cấm kết hôn giữa:

  • Những người cùng dòng máu về trực hệ: Tức là cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (bố mẹ ruột với con)
  • Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời: Tức là những người cùng một gốc sinh ra theo đó cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ (cùng mẹ khác cha) là đời thứ hai; sau đó đến anh chị em con chú, con bác, con cô hoặc con cậu, con dì được tính là đời thứ ba.  
  • Cấm kết hôn giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; cha mẹ chồng với con dâu, con rể; giữa cha dượng với con riêng của vợ hoặc kết hôn giữa mẹ kế với con riêng của chồng. 

Như vậy, bài viết trên cơ bản chỉ ra và phân tích cho bạn đọc quy định pháp luật hiện hành về những trường hợp cấm kết hôn. Nếu có bạn đọc còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề những trường hợp cấm kết hôn này nói riêng hay liên quan đến lĩnh vực Luật hôn nhân và gia đình nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đình số 19006512 của Công ty luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của DFC sẵn sàng tư vấn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!