Hiện nay nhu cầu nhận, cho con nuôi người nước ngoài đang làn một vấn đề được bàn luận rất sôi nổi trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó trong tuần vừa qua chúng tôi nhận được rất rất nhiều các email của khách hàng muốn xin tư vấn về nhận, thủ tục cho con nuôi người nước ngoài.
Qua nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra một số những tình huống thường gặp để làm mẫu bạn đọc có thể tham khảo. Mời bạn đọc liên hệ qua Hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp Luật sư DFC.
------
Hỏi: Kính chào Luật sư, em tên là Nguyễn Thùy D, công việc của em hiện tại là chuyên viên maketing cho 1 công ty tại Pháp, tại đây em có quen một anh bạn tên là Dominic T năm nay 34 tuổi anh này mang quốc tịch Pháp, sau một lần đến Việt Nam chơi do cảm mến con người và đất nước Việt Nam và 02 vợ chồng anh chị cưới nhau đã gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa thể có con. Vì vậy anh chị muốn nhận một cháu tại trại trẻ mồ côi để làm con nuôi. Tuy nhiên, các vấn đề thủ tục tại Việt Nam tôi và vợ chồng anh Dominic T chưa tìm hiểu kỹ nên tôi mong muốn Luật sư tư vấn cho chúng tôi về trình tự thủ tục cho con nuôi người nước ngoài. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn: Lời đầu tiên cho phép Luật sư DFC được gửi lời cảm ơn đến bạn đọc đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn qua hòm thư điện tử của chúng tôi. Qua quá trình nghiên cứu và thẩm định chúng tôi đã tiến hành soạn thảo nên các trình tự thủ tục cho con nuôi người nước ngoài mong rằng nó sẽ giúp bạn đọc giải quyết các khó khăn trong vấn đề pháp lý còn đang vướng mắc.
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu kèm hồ sơ
*Hồ sơ của người tiến hành nhận nuôi: Chuẩn bị ít nhất 02 bộ:
- Đơn xin nhận nuôi con nuôi;
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác tương đương thay thế (Bản sao);
- Văn bản được cho phép nhận con nuôi tại Việt Nam;
- Bản điều tra sơ bộ về tâm sinh lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận về tình trạng và điều kiện sức khoẻ;
- Văn bản chứng nhận về thu nhập cá nhân và tài sản hiện có;
- Phiếu khai về lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận về tình trạng hôn nhân;
- Tài liệu, hồ sơ chứng minh thuộc các trường hợp được xin đích danh (nếu có).
Trong đó, hồ sơ, tài liệu của người nước ngoài tiến hành nhận nuôi con nuôi người nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
*Hồ sơ của người được nhận nuôi: Chuẩn bị 03 bộ
- Giấy khai sinh (bản sao);
- Giấy khám, chứng nhận về sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh chụp toàn thân, nhìn thẳng chụp thời hạn không quá 06 tháng;
- Văn bản, tài liệu về đặc điểm, sở thích, thói quen cần lưu ý của trẻ em;
- Tài liệu, hồ sơ chứng minh được là đã tiến hành tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không có kết quả…
Lưu ý rằng: Những giấy tờ, tài liệu do cơ quan của nước ngoài cấp, lập hoặc xác nhận thì phải được tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của các Điều ước quốc tế.
Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ, tài liệu và xác nhận trẻ em có đạt đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi người nước ngoài hay không
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến (ý kiến phải được lập thành văn bản, có chữ ký, điểm chỉ của người được lấy ý kiến).
Sau khi kiểm tra, xác minh sơ bộ nếu thấy trẻ em đáp ứng đủ điều kiện cơ bản để làm con nuôi của người nước ngoài thì Sở Tư pháp sẽ tiến hành xác nhận và trình lên Bộ Tư pháp xem xét.
Bước 3: Bộ Tư pháp kiểm tra, chuyển các tài liệu, hồ sơ của người nhận con nuôi
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tài liệu hợp lệ, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xác minh, kiểm tra, xử lý hồ sơ, tài liệu của người nhận con nuôi:
- Hết thời hạn tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không tìm được người trong nước nhận trẻ làm con nuôi thì chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp, nơi trẻ em đăng ký thường trú để xem xét, giới thiệu nhận trẻ em làm con nuôi.
- Người nhận con nuôi đích danh tiến hành: Chuyển giao hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi đăng ký thường trú để trình Ủy ban nhân dân xem xét, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Bước 4: Quyết định cho trẻ em được cho, nhận con nuôi người nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ, tài liệu do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Sau khi có quyết định sẽ tiến hành thông báo cho người người nước ngoài nhận con nuôi đến Việt Nam để làm thủ tục pháp lý sau đó tiến hành nhận con nuôi.
Người này phải di chuyển có mặt ở Việt Nam trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc trực tiếp nhận nuôi con nuôi.
Bước 5: Tiến hành giao nhận con nuôi
Việc giao nhận con nuôi người nước ngoài phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ rõ ràng của các bên và của đại diện bên phía Sở Tư pháp.
Sau đó, Bộ Tư pháp chuyển quyết định này đến Bộ Ngoại giao Việt Nam để tiến hành thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để tiến hành thực hiện các biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết tiến hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC cho bạn đọc sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến liên quan đến trường hợp thủ tục cho con nuôi người nước ngoài. Mời bạn đọc liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật hôn nhân 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn!