Thi hành án là giai đoạn quan trọng và đặc biệt phức tạp vì thường các đối tượng bị thi hành án thường có động cơ muốn tẩu tán tài sản trước khi cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản. Vậy quy định pháp luật đối với trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án xảy ra khi cơ quan thi hành án cưỡng chế và kê biên sẽ giải quyết như thế nào. Bài viết hôm nay của Luật sư DFC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm: Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC
Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án dân sự 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Theo quy định khoản 1, Điều 75, Luật thi hành án dân sự 2014 trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được Chấp hành viên thông báo hợp lệ. Sau khi khởi kiện tranh chấp việc xử lý tài sản sẽ theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện thì Chấp hành viên sẽ xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật hiện hành.
Nếu có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản phải thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên sẽ thông báo cho người được thi hành án yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không thực hiện một trong hai hành vi trên thì Chấp hành hành viên sẽ trực tiếp yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ đó
Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Điều 120, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Trình tự thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2014 như sau:
Bước 1: Trước khi kê biên tài sản là bất động sản, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 3 ngày trừ trường hợp phải hành động ngay lập tức nếu có căn cứ người kia đang tẩu tấn, hủy hoại tài sản
Bước 2: Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản, trường hợp không có mặt vì lý do chính đáng phải ủy quyền cho người khác. Trường hợp các bên cố tình vắng mặt thì chấp hành viên phải mời người làm chứng hoặc nếu không có người làm chứng thì Chấp hành viên tư thực hiện nhưng phải ghi rõ vào biên bản kê biên. Trình tự thủ tục kê biên tài sản chi tiết sẽ được áp dụng đối với từng đối tượng tài sản phải kê biên theo quy định từ Điều 89 đến Điều 97 Luật thi hành án dân sự 2014.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến quy định của pháp luật về cưỡng chế, kê biên tài sản tranh chấp. Trường hợp bạn đọc còn băn khoăn, thắc mắc liên quan đến hai vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để các chuyên viên tư vấn pháp luật của DFC trực tiếp giải đáp.
Bài viết cùng chủ đề:
Bị đơn không chịu thi hành án phải làm thế nào?
Xin miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án như thế nào?
Phí thi hành án dân sự là gì? Cách tính phí thi hành án dân sự
LS. Lê Minh Công