Tẩu tán tài sản thi hành án bị xử lý như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:44 - 13/08/2021

Quy định về tẩu tán tài sản là hệ thống những quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thông qua những quy định xác định thế nào là tẩu tán tài sản và các chế tài xử lí hành vi tẩu tán tài sản. Chúng tôi – Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 gửi đến bạn nội dung những quy định của pháp luật về tẩu tán tài sản thi hành án như sau:

Xem thêm: Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC

tẩu tán tài sản thi hành án
Tẩu tán tài sản thi hành án vị xử lý như thế nào? - Tổng đài: 1900.6512

Cơ sở pháp lý

-         Bộ luật dân sự 2015

-         Luật Thi hành án dân sự

1) Tẩu tán tài sản là gì?

Theo quy định của pháp luật, tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Trên thực tế, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thường là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

Tuy nhiên, thực tế khi giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản thì rất khó để chứng minh liệu hành vi đó có phải nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ hay không bởi vì để xác định được được các giao dịch là giả tạo cũng cần có những chứng cứ, tài liệu cụ thể để chứng minh. Chính các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo cũng hiểu vấn đề này nên khi họ xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất khó có thể thu thập được được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Nếu chúng ta không có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì cho dù có Tòa án thụ lí giải quyết yêu cầu đi nhưng thực tế thì tỉ lệ thắng kiện trọng vụ việc này sẽ không cao.

2) Hành vi tẩu tán tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”, với trường hợp một khi chúng ta có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ mà chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh  thực hiện nghĩa vụ thì chúng ta hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự trên vô hiệu do giả tạo.  


(Sưu tầm)

Ngoài ra, đối với khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự cũng có các quy định liên quan về vấn đề này như sau: 

“2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

- Thứ nhất, Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Thứ hai, Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

- Thứ ba, trường hợp giao dịch dân sự đó đã gây ra thiệt hại thì bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ  không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC đối với vấn đề “Quy định về tẩu tán tài sản thi hành án”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan:

Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì? Thủ tục, biện pháp cưỡng chế?

Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.