Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

Luật Sư: Lê Minh Công

15:43 - 25/03/2021

Kê biên là gì? Trong số các biện pháp cưỡng chế thì thủ tục kê biên tài sản một biện pháp hữu dụng và được áp dụng khá thường xuyên trên thực tế.

Xem thêm: Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC

Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự
Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

1. Kê biên là gì? Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kê biên là gì, thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sựLuật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và soạn thảo nên bài viết dưới đây hy vọng nó hữu ích và giải quyết được các vấn đề trên thực tế cho bạn đọc. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006512 để được tư vấn và giải quyết vấn đề của bạn. Xin chân thành cảm ơn!

Như chúng ta đều biết là trên thực tế mỗi một vụ việc, một tranh chấp phát sinh sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì vụ việc mới chỉ xong một phần cơ bản bởi sau khi Tòa tuyên án thì tiếp theo đó sẽ là việc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật, thi hành án được xem như là phần khó bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau.

Đối với thi hành án dân sự thì việc ban hành ra các biện pháp cưỡng chế để thi hành án là điều hết sức cần thiết, bởi nó giải quyết được rất nhiều các vấn đề phát sinh trên thực tế trong quá trình thi hành án điển hình là trường hợp người phải thi hành có có điều kiện nhưng cố tình không thực hiện, trong đó có kê biên tài sản để thi hành án dân sự. 

Kê biên là gì? Kê biên một trong những biện pháp cưỡng chế của pháp luật thi hành án dân sự, là biện pháp mà Chấp hành viên tiến hành áp dụng trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự. Kê biên tài sản là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thể hiện quyền lực nhà nước một cách rõ ràng nhất khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án các khoản nghĩa vụ của mình trong bản án, quyết định của Tòa án.

2. Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

a. Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực mà đến hết thời hạn thi hành án người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án nhưng không chấp hành hoặc theo yêu cầu của đương sự thì chấp hành viên có quyền lập biên bản việc cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án.

b. Chấp hành viên tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án, trong đó ghi rõ từng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.

c. Đối với tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án bị thay đổi quyền sở hữu kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

d. Sau khi kê biên tài sản, Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả thẩm định giá tài sản thì xử lý tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành án. Chủ thể nhận chuyển quyền sở hữu tài sản có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác minh quyền sở hữu đối với tài sản kê biên.

3. Về thời gian kê biên tài sản

+ Biện pháp cưỡng chế kê biên chỉ được áp dụng đối với đối tượng phải thi hành án mặc dù có điều kiện nhưng không được thực hiện nên chỉ áp dụng khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án (15 ngày, kể từ ngày Bản sao chép). bản án có hiệu lực) mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế kê biên tài sản.

+ Trường hợp có dấu hiệu người phải thi hành án có khả năng tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thì cũng được áp dụng biện pháp kê biên.

4. Mẫu đơn yêu cầu kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN YÊU CẦU KÊ BIÊN TÀI SẢN

Kính gửi: – Chi cục thi hành án…………….

(Hoặc: – Ông:………………………..)

– Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014;

– Căn cứ Bản án/Quyết định/Hợp đồng………………….

Tôi tên là:……………………………………..….. Sinh năm:………………….……..

Chứng minh nhân dân số:……………do CA………………..… cấp ngày…/…./……

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………..

Hiện đang cư trú tại:…………………………………………………….……………..

Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………………..

Là:………… (tư cách đưa ra yêu cầu, ví dụ người được thi hành án theo Bản án/QUyết định……./ Người nhận bảo đảm theo Hợp đồng…………..)

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(Trình bày về lý do làm đơn yêu cầu)

Căn cứ Điều 87 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014:

“Điều 87. Tài sản không được kê biên

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”

Tôi nhận thấy, những tài sản sau đây:

1./….

2./….. (Liệt kê các tài sản)

3./Và một số tài sản khác

Của Ông/Bà/Công ty……… không thuộc đối tượng là tài sản không được kê biên theo quy định trên.

Do đó, tôi làm đơn này để yêu cầu/kính đề nghị Quý cơ quan tổ chức kê biên những tài sản trên theo quy định của pháp luật để…………………(mục đích của việc bạn làm đơn).

Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm về tính đúng đắn của những thông tin này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Luật sư DFC về vấn đề kê biên là gì? Thủ tục kê biên tài sản trong thi hành án dân sự hy vọng nó giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề này. Mời bạn đọc liên hệ qua hotline 19006512 để được trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

Bài viết cùng chủ đề:

Phí thi hành án dân sự là gì? Cách tính phí thi hành án dân sự

Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?

Ý nghĩa và đặc điểm việc giải quyết Thi hành án dân sự tại DFC

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.