Muốn giải quyết thi hành bản án thành công, nhiệm vụ đầu tiên và tối quan trọng của Chấp hành viên là làm thế nào để tìm kiếm thông tin, xác minh được điều kiện tài sản của người phải thi hành án. Đây là công việc khó khăn gặp nhiều trở ngại nhất đối với Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án. Không xác minh được điều kiện tài sản của người phải thi hành án thì mọi biện pháp, nghiệp vụ của Chấp hành viên đều phải tạm dừng; việc tổ chức thi hành bản án sẽ bị bế tắc. Trong quá trình cung cấp dịch tư vấn giải qyết thi hành án, Luật sư DFC xin đưa ra một số nguyên nhân gây khó khăn trong việc xác minh tài sản đối với Chấp hành viên như sau:
Hiện nay, chế tài duy nhất để xử lý đối với cá nhân tổ chức có thẩm quyền mà không thực hiện cung cấp thông tin là Nghị định số: 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015, quy định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin nếu không có lý do chính đáng.
Tuy nhiên, trên thực tế để xử phạt hành vi này không phải dễ vì sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ phối hợp trong công tác THADS. Do đó, việc cung cấp thông tin chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhận thức và sự tự nguyện của cơ quan nắm thông tin. Các luật sửa đổi, bổ sung theo hướng xác minh tài sản là quyền của người được thi hành án, không phải nghĩa vụ mà là trách nhiệm của Chấp hành viên. Quy định này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án, nhưng trong nhiều trường hợp khác lại là điều khó khăn cho chấp hành viên thi hành án.
Trong khi đó, một chấp hành viên phải phụ trách rất nhiều án bên cạnh án kinhdoanh thương mại; khối lượng công việc khác phải thực hiện quá nhiều. Do đó, Chấp hành viên không đủ thời gian, điều kiện xác minh, hoặc chất lượng xác minh không đạt kết quả cao.
Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?
Các doanh nghiệp họ có thể đóng hoặc mở cùng một lúc rất nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng tổ chức tín dụng khác nhau do đó việc phát hiện xác minh tài khoản của chấp hành viên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên đến xác minh trực tiếp tài khoản tại các ngân hàng, các cán bộ tín dụng đã dùng các nghiệp vụ nhằm kéo dài, né tránh không muốn cung cấp thông tin ngay cho cơ quan thi hành án, đồng thời họ cũng tìm cách thông báo cho người phải thi hành án nhằm rút tiền, chuyển dịch sang tài khoản khác… Nên thời điểm ngân hàng cung cấp thì số dư tài khoản cũng không còn. Nguyên nhân số dư không còn là do chính cán bộ ngân hàng đã tiếp tay, thông báo cho người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán, chuyển dịch tài sản.
Khi xác minh bằng đường công văn, Chấp hành viên xác minh qua đường công văn thì thông tin về tài khoản của người phải thi hành án gần như là không có; bởi lẽ, ngay cả thời điểm nhận công văn trong tài khoản vẫn có số dư, nhưng ngân hàng vẫn dùng các nghiệp vụ để thông báo hoặc cho người được thi hành án rút tiền, hoặc chuyển dịch sang tài khoản khác. Do đó, nếu Chấp hành viên xác minh thông tin qua đường công văn gần như không bao giờ có số dư trong tài khoản của người phải thi hành án.
Một nguyên nhân khác mà Chấp hành viên không thể thực hiện xác minh cũng như phong tỏa thành công là: ngay cả khi Ngân hàng thông báo cho Chấp hành viên trong tài khoản của người phải thi hành án có số dư, tuy nhiên trước khi Chấp hành viên ra Quyết định bảo đảm hoặc cưỡng chế và Quyết định đó đến được tay ngân hàng thì số dư trong tài khoản cũng đã bị rút hết.
Hệ thống đăng ký quản lý tài sản, cơ chế kiểm soát thực trạng vốn và tài sản thu nhập của doanh nghiệp còn rất yếu, việc giám sát hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng chưa hiệu quả, nhiều trường hợp rất khó xác minh. Trường hợp xác minh điều kiện thi hành án đối với bất động sản, một số cơ quan thi hành án dân sự còn khó khăn trong việc yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai như tài nguyên và môi trường, quy hoạch đô thị, ... cung cấp tài liệu, trích lục bản đồ, địa chính. Hồ sơ ...
Kết quả xác minh phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kỹ năng của người thực hiện, đặc biệt là những nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh, kỹ thuật, công nghệ cao. Trong khi đó, kiến thức về lĩnh vực chuyên môn của Chấp hành viên chưa thể đáp ứng được yêu cầu: xác minh vốn tại doanh nghiệp, tài sản là thiết bị khoa học, ... Mặc dù Luật THADS đã có quy định về việc thuê chuyên gia làm rõ nội dung xác minh, nhưng trên thực tế việc thuê chuyên gia là rất khó và nhiều vấn đề vì ngân sách eo hẹp.
Trên đây là nội dung DFC đã khái quát về thực trạng xác minh tài sản của người phải thi hành án mà cơ quan thi hành án đang gặp phải. Qua nội dung trên giúp khách hàng hiểu được sự phức tạp công việc.
LS. Lê Minh Công