Định giá tài sản trong tố tụng hình sự

Luật Sư: Lê Minh Công

14:39 - 17/08/2021

Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một phần hết sức quan trọng liên quan đến một số loại tội phạm được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự, việc định giá tài sản trong tố tụng là căn cứ quan trọng trong việc xác định tội danh chính xác, đúng quy định pháp luật. Mặt khác định giá tài sản cũng là căn cứ để giải quyết đồng thời các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ đó đưa ra căn cứ chính xác để người bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường.

Xem thêm: CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ĐỊNH GIÁ

ĐỊnh giá tài sản trong tố tụng hình sự 
                 Tư vấn miễn phí: 1900.6512

Câu hỏi: "Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi định giá tài sản trong tố tụng hình sự như thế nào? Cách định giá cho sản phẩm, mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi."

Trả lời: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau:

1. Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là gì?

Định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một phần hết sức quan trọng liên quan đến một số loại tội phạm được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự, việc định giá tài sản trong tố tụng là căn cứ quan trọng trong việc xác định tội danh chính xác, đúng quy định pháp luật. Mặt khác định giá tài sản cũng là căn cứ để giải quyết đồng thời các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ đó đưa ra căn cứ chính xác để người bị hại đưa ra yêu cầu bồi thường.

Căn cứ pháp lý định giá tài sản trong tố tụng hình sự:

Trong tố tụng hình sự trước đây hoạt động định giá tài sản được thực hiện theo Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ và Thông tư số 55/2006/TT-BTC ngày 22/6/2006 của Bộ Tài chính về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự,  thời điểm BLTTHS năm 2015 ra đời, đã có quy định cụ thể về định giá tài sản (Điều 69; Điều 101; Điều 215 đến Điều 222) gồm:

Yêu cầu định giá tài sản; thời hạn định giá tài sản; tiến hành định giá, định giá lại tài sản; định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn; định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt; kết luận định giá tài sản; quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản.

Nhằm hướng dẫn thi hành BLTTHS năm 2015 về định giá tài sản trong tố tụng hình sự, Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 được ban hành sau đó là Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 7/3/2018.

Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và tại Điều 3 Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự căn cứ vào căn cứ định giá tài sản không phải là hàng cấm như sau:

Giá thị trường của tài sản: là giá giao dịch phổ biến trên thị trường của tài sản cần định giá trong tố tụng hình sự hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm định giá và địa điểm định giá được yêu cầu định giá, giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua, bán tài sản được tiến hành hợp pháp và công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 03 tài sản tương tự có giao dịch mua, bán trên thị trường. Mức giá giao dịch phổ biến được thu thập là giá mua, bán thực tế của giao dịch thành công; giá niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giá chào bán, giá chào mua; giá kê khai; giá trúng thầu; giá ghi trên hóa đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ…

Gái thị trường của tài sản

Tư vấn miễn phí: 1900.6512

- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định: là mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc quyết định đang có hiệu lực áp dụng tại thời điểm được yêu cầu định giá. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá thì áp dụng mức giá cụ thể do cơ quan hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh quy định tại thời điểm được yêu cầu định giá;

- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp: là giá được xác định theo kết quả thẩm định giá tại Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá còn hiệu lực đối với tài sản được thuê thẩm định giá;

- Giá trong tài liệu, hồ sơ hợp pháp về loại tài sản đó do các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan yêu cầu định giá cung cấp;

- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá là những thông tin, tài liệu giúp xác định giá của tài sản cần định giá, như mức độ sử dụng tốt nhất, khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản; quan hệ cung cầu về tài sản; ý kiến đánh giá về giá trị của tài sản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân có kiến thức, hiểu biết về tài sản; lời khai và hồ sơ tài liệu của các bên liên quan đến tài sản cần định giá; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá trong vụ án khác và đã được Hội đồng định giá tài sản đã thực hiện định giá trước đó; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá thu thập được trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức trong khu vực và trên thế giới khi Hội đồng tiến hành mở rộng thu thập giá tại khu vực và thế giới (Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018).

Định giá tài sản theo quy định bộ luật tố tụng hình sự hiện hành:

Trong quá trình giải quyết tố tụng, nếu xét thấy cần xác định giá trị của tài sản có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự như liên quan đến việc xác định tội phạm, định tội, định khung hình phạt, quyết định hình phạt... thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản (Điều 215 đến Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Văn bản yêu cầu định giá tài sản phải ghi rõ tên cơ quan và người có thẩm quyền yêu cầu; tên hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; thông tin và đặc điểm nhận dạng của tài sản, các tài liệu liên quan tới tài sản kèm theo (nếu có); nội dung cụ thể của yêu cầu định giá; ngày, tháng, năm yêu cầu và thời hạn trả kết quả định giá tài sản. Trong hạn 24 giờ, kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, văn bản này phải được gửi cho hội đồng định giá tài sản được yêu cầu kèm theo hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho viện kiểm sát có thẩm quyền.

Việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự được thực hiện bằng một phiên họp của hội đồng định giá tài sản, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán giải quyết vụ án trong trường hợp này có thể tham dự cuộc họp nhưng phải báo trước cho hội đồng định giá tài sản biết.

  • Trong trường hợp nếu không đồng ý một phần hoặc toàn bộ với kết luận lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình có thể hoặc theo yêu cầu của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại bằng hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp, nếu có mâu thuẫn giữa hai kết luận này, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền ra văn bản yêu cầu định giá lại lần thứ ba bằng hội đồng định giá có thẩm quyền.
  • Trong trường hợp tài sản cần định giá bị hư hại, thất lạc hoặc mất thì việc định giá tài sản dựa vào các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản. Trường hợp đặc biệt, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc định giá lại tài sản khi đã có kết luận định giá lại lần thứ hai. Việc định giá lại trong trường hợp này phải do hội đồng định giá tài sản khác thực hiện và kết luận của hội đồng định giá lần này là kết luận cuối cùng để giải quyết vụ án.

2. Mẫu yêu cầu định giá lại tài sản

Bạn cũng có thể Download toàn bộ mẫu hợp đồng ủy quyền bán đất chi tiết hơn tại đây: 

 

………………………….                                 Mẫu số: 167

………………………….                              BH theo TT số 61/2017/TT-BCA

                                                       ngày 14/12/2017

                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Số:…………………………..               ………, ngày ……….. tháng ……….. năm……..

 

YÊU CẦU ĐỊNH GIÁ LẠI TÀI SẢN

(Lần……………………..)

 

Tôi: ………………………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………. ………………………………………………………

Căn cứ(1) …………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Cơ quan……………………………. ……………………………………………………………..

đã có Yêu cầu định giá tài sản số: ………. ngày …..  tháng …. năm …..  do Hội đồng định giá tài sản………………………………………………………………………..................

……………………………………………………… tiến hành.

Nay xét thấy(2) ………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Căn cứ các điều 36, 39, 40, 101, 216 và 218 Bộ luật Tố tụng hình sự;

Xét cần thiết cho việc điều tra, Cơ quan ……………… ……………………………………...

………………………………………………………………………………………………………

đề nghị Hội đồng định giá tài sản(3) ……………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

tiến hành định giá lại tài sản sau:

1. Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá(4):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Tên tài liệu có liên quan (nếu có):

………………………..…………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Nội dung yêu cầu định giá tài sản:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4. Thời hạn định giá lại tài sản từ ngày………….. tháng………….. năm…………………………………………………………… đến ngày………….. tháng………….. năm………………. Hội đồng định giá lại tài sản phải gửi Kết luận định giá tài sản cho cơ quan yêu cầu định giá lại tài sản.

Kèm theo Yêu cầu định giá lại tài sản này gồm: ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Yêu cầu định giá lại tài sản này được gửi đến Hội đồng định giá tài sản …………………

………………………………………………………………………………………………………

Người định giá tài sản có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nơi nhận:

– Viện kiểm sát……………..  

– ………………………………..

– ………………………………..

– Hồ sơ 02 bản

 

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về định giá sản phẩm trong tố tụng hình sự nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật Miễn Phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

Bài viết liên quan:

Thẩm định giá là gì? 5 phương pháp thẩm định giá tài sản

Bên thuê hủy hợp đồng thuê nhà trước thời hạn có sao không?

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.