CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ĐỊNH GIÁ

Luật Sư: Lê Minh Công

15:23 - 27/05/2021

Định giá là một lĩnh vực đặc thù và quan trọng, do có thể làm sai lệch giá trị và vụ lợi cao. Bài viêt này đề cập xung quanh vấn đề: Các hành vi bị cấm trong định giá

Các hành vi bị cấm trong định giá
Các hành vi bị cấm trong định giá - Luật sư DFC

Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi những hành vi nào bị cấm trong hoạt động định giá? Mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.

Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau:

***Quy định liên quan tới các hành vi bị cấm trong định giá

* Đối với cơ quan, cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực định giá:

Tại khoản 1 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan không được phép thực hiện các hành vi bị cấm dưới đây:

  • Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;
  • Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.

* Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại:

Tại khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được phép thực hiện các hành vi bị cấm sau:

  • Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
  • Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
  • Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
  • Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

* Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:

Tại khoản 3 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Các doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được phép tiến hành các hành vi bị cấm dưới đây:

  • Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;
  •  Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;
  • Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép; 
  • Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thẩm định giá là gì? 5 phương pháp thẩm định giá tài sản

* Đối với thẩm định viên về giá hành nghề thẩm định:

Tại khoản 4 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Thẩm định viên về giá hành nghề không những không được thực hiện các hành vi vi phạm bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá như đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá mà còn không được phép thực hiện các hành vi sau:

  • Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;
  • Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
  • Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

* Đối với tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định; tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả định giá:

Tại khoản 5 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả thẩm định giá không được phép thực hiện các hành vi vi phạm sau:

  • Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá;
  • Cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;
  • Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về Các hành vi bị cấm trong định giá, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.