Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư là nhu cầu thực tiễn của người dân trong quá trình sử dụng đất hiện nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều được chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định.
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như thế nào?
Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư như thế nào?
Hỏi: Xin chào Luật sư DFC. Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp gia đình tôi như sau: Gia đình tôi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng trên diện tích đất nông nghiệp đang trồng lúa nước là 360m2 tại tỉnh Hà Nam. Vậy, tôi có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư để làm nhà được không? Trình tự, thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư như thế nào? Xin luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ theo quy định tại điều 57 Luật Đất đai năm 2013 về các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm: “chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.
Căn cứ theo Điều 10 Luật đất đai (2013) quy định về phân loại nhóm đất, xác định cụ thể đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp (Điểm a, Khoản 1), đất ở (đất thổ cư) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (Điểm a, Khoản 2).
Như vậy, trường hợp đất của gia đình bạn đang trồng lúa nước muốn chuyển đổi sang đất thổ cư (đất ở) với mục đích xây nhà ở phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể trường hợp này là UBND cấp huyện) và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Việc xem xét điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất dựa trên:
+ Ké hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND (cấp huyện) nơi có đất trồng lúa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên.
Bước 1: Người có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư (đất ở) nộp 01 bộ hồ sơ đến sở tài nguyên môi trường nơi có đất bao gồm:
+ Đơn đăng kí chuyển đổi mục đích sử dụng đất (tại mẫu số 01/ĐK kèm theo Thông tư 30/2014/TT –BTNMT);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định (bản chứng thực).
+ Các giấy tờ liên quan: CMND, sổ hộ khẩu,…. của người yêu cầu.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng ĐKĐĐ thuộc Sở tài nguyên môi trường) tiếp nhận hồ sơ của người có yêu cầu và tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh và đo đạc thực địa. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi thì trả hồ sơ và nêu rõ lý do (bằng văn bản) cho người yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất biết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ thể yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Hướng dẫn chủ thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Sau khi thực hiện xong các bước trên, Văn phòng ĐKĐĐ trình UBND cấp huyện nơi có đất trồng lúa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả trong thời gian pháp luật quy định cho người yêu cầu, đồng thời cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật cho bạn về nội dung chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư của Công ty Luật DFC. Nếu còn nội dung thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Bài viết cùng chủ đề
=> Quy định và điều kiện về chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư
=> Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất chính xác nhất năm 2021
LS. Lê Minh Công