Tài sản trước hôn nhân có bị chia không? Chia như thế nào?

Luật sư DFC

11:57 - 17/06/2021

Giải quyết vấn đề tài sản trước hôn nhân khi ly hôn có nhiều khúc mắc. Tài sản trước hôn nhân có bị chia không? Chia như thế nào? Cùng luật sư DFC giải đáp thắc mắc sau đây.

Xem thêm: Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước và trong giai đoạn hôn nhân

 Tài sản trước hôn nhân có bị chia không? Chia như thế nào?
Tài sản trước hôn nhân có bị chia không? Chia như thế nào?

Hỏi: Trước khi kết hôn, tôi có một căn nhà và một mảnh đất có diện tích 200m2. Hiện nay, do trong cuộc sống vợ chồng gặp nhiều mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn. Hỏi nếu ly hôn, tôi có phải chia ngôi nhà và mảnh đất có trước khi kết hôn cho vợ tôi không và nếu có thì chia như thế nào?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư Công ty Luật DFC. Thắc mắc của bạn được Luật sư giải đáp như sau:

1. Tài sản trước hôn nhân có bị chia không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ngôi nhà và mảnh đất của anh được xác định là tài sản riêng của anh. Vì vậy, khi ly hôn trong trường hợp này thì ngôi nhà và mảnh đất của anh không bị chia cho vợ anh.

Tuy nhiên, nếu trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng anh chị có thỏa thuận nhập tài sản riêng của anh là ngôi nhà và mảnh đất vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 46 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ngôi nhà và mảnh đất được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Khi đó, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì số tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: 

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Như vậy tài sản trước hôn nhân hoàn toàn có thể bị chia. Nếu các bên có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng có được trước hôn nhân thì việc chia tài sản trước hôn nhân trong trường hợp này giống như chia tài sản chung của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật DFC về vấn đề giải quyết tài sản trước hôn nhân khi ly hôn. Nếu có thêm thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được Luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp.

L.S Lê Minh Công

Bài viết liên quan: 

Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng

Tư vấn khi bán tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Tư vấn cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng

Tư vấn mẫu cam kết tài sản riêng của vợ chồng

Luật sư DFC

Luật sư DFC