Có thể xóa tên cha trong giấy khai sinh được không? Có quy định nào để thực hiện việc này? Cùng Luật sư DFC tư vấn chi tiết với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Bố mẹ khai sinh cho tên rất xấu? Vậy tên xấu có đổi được không?
Làm sao để xóa tên cha trong giấy khai sinh?
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi có một câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi và chồng cũ sau khi ly hôn anh ta để con cho tôi chăm sóc mà không quan tâm đến con, họ hàng bố mẹ anh ta còn nói đứa con không phải cháu của họ, giờ tôi muốn xóa tên cha trong giấy khai sinh của con tôi có được không thưa Luật sư DFC?
Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư DFC trường hợp của bạn Luật sư DFC xin được đưa ra tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015; Luật hộ tịch 2014; Luật hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định 123/2015.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh bao gồm những nội dung, thông tin quan trọng cơ bản như sau:
Ngoài ra, trên giấy khai sinh còn thể hiện thông tin số sổ, số quyển, ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký khai sinh của cá nhân đó.
Theo quy định của pháp luật hiện hành trường hợp bạn muốn xóa tên chồng cũ ra khỏi giấy khai sinh (xóa tên cha trong giấy khai sinh) của con bạn là không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Trường hợp có thể cải chính (xóa) tên chồng hoặc vợ ra khỏi giấy khai sinh của con thì theo quy định tại điều 88 luật hôn nhân gia đình 2014 và Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này.
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014 quy định:
“ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Theo quy định trên, trường hợp cha hoặc mẹ muốn cải chính (xóa) tên ra khỏi giấy khai sinh của con thì phải nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền không công nhận cha con hoặc mẹ con, khi có phán quyết của tòa xác nhận người con đó không phải là con đẻ của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng sẽ mang quyết định đó tới Ủy ban nhân dân xã làm thủ tục để cải chính (xóa) tên bố hoặc mẹ trong giấy khai sinh của người con đó.
Các căn cứ cần phaỉ thu thập để cung cấp cho tòa để xóa tên cha trong giấy khai sinh gồm:
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 điều 26 của Luật hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Bố hoặc mẹ chỉ có thể thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ cha con. Theo đó, chồng cũ của bạn phải làm đơn yêu cầu không công nhận quan hệ cha con lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chồng bạn hoặc con bạn.
Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án, Vợ hoặc chồng mang bản án này UBND cấp xã để tiến hành thủ tục xóa tên cha trong giấy khai sinh, “Nếu chồng bạn là cha ruột của đứa bé thì không thể làm thủ tục xóa tên người cha trên giấy khai sinh của con được”.
- Tờ khai yêu cầu (theo mẫu quy định);
- Bản gốc Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch (xuất trình);
- Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ chứng minh cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch;
Người yêu cầu cải chính hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, hoặc giấy tờ khác có ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn thời hạn sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; nếu cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không vượt quá 03 ngày làm việc.
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, trường hợp của bạn là xóa tên cha trong giấy khai sinh thì nộp 01 bộ hồ sơ đến phòng tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
Bước 2: Trong thời gian 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu việc yêu cầu thay đổi hộ tịch đủ điều kiện theo quy định của luật, tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và cấp trích lục cho người yêu cầu thay đổi cải chính hộ tịch.
Bước 3: Chờ và nhận kết quả.
Với trường hợp xóa tên cha trong giấy khai sinh của bạn, bạn cần có căn cứ chứng minh rằng người này không phải là cha đẻ của cháu thì mới có thể hủy bỏ tên cha; tuy nhiên trước đây đã có xét nghiệm ADN chứng minh quan hệ cha con, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định từ bỏ quyền cha- con nên trường hợp này không bỏ tên cha trong khai sinh của con được.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về xóa tên cha trong giấy khai sinh, nếu còn thắc mắc hay câu hỏi bạn có thể gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí. Trân trọng!!!
Bài viết cùng chủ đề
=> Có thể làm giấy khai sinh cho con không có cha được không?
LS. Lê Minh Công