Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vay tài sản

Luật Sư: Lê Minh Công

10:09 - 02/04/2021

Trong tuần vừa qua có rất nhiều bạn đọc gửi câu hỏi qua hòm thư điện từ gửi đến Luật sư DFC rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề Hợp đồng vay tài sản, qua tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi đã soạn thảo nên bài viết dưới đây với mong muốn truyền tải tới bạn đọc một số kiến thức cơ bản về Hợp đồng vay tài sản.

Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006512 nghe và làm theo hướng dẫn để được gặp trực tiếp Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vay tài sản
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng vay tài sản - 19006512

1. Hợp đồng vay tài sản là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng vay tài sản.

Căn cứ vào Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng vay tài sản:

  • Là ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
  • Khi đến hạn trả, bên vay phải tiến hành hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng như ban đầu đã nhận và có thể phải trả lãi nếu có thỏa thuận giữa hai bên hoặc pháp luật có quy định.

Đây là loại hợp đồng đơn vụ. Xét về mặt nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay tài sản có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả lại vật cùng loại tương ứng với toàn bộ số lượng, chất lượng của tài sản cho bên vay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên, đối với hợp đồng vay tài sản có tính lãi thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng hạn, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có hoặc không có đền bù:

  • Hợp đồng có đền bù là hợp đồng vay có lãi suất;
  • Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng vay không có lãi suất.

Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên cho vay sang bên vay khi bên vay nhận tài sản. Do đó, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp khoản vay được sử dụng có điều kiện.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho vay tài sản

Thỏa thuận cho vay có thể được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản:

  • Hình thức bằng miệng thường được áp dụng trong các trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân thiết;
  • Trong trường hợp cho vay bằng miệng, nếu phát sinh tranh chấp hợp đồng thì bên cho vay phải chứng minh được mình đã cho vay một số tiền hoặc tài sản nhất định.

Thực tế, nếu vay bằng miệng mà phát sinh tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản được dễ dàng, các bên nên cần phải kí kết hợp đồng bằng văn bản. Có thể tự soạn văn bản thỏa thuận và yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó. 

Mẫu hợp đồng cho vay tài sản:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

HỢP ĐỒNG CHO VAY TÀI SẢN

Số: …../…../HĐ

(Số đăng ký tại NH/HTXTD:…../…..)

 

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ...., Tại …………………………………………Chúng tôi gồm có:

BÊN CHO VAY (BÊN A): .......................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………………….……………………………..

Điện thoại: ……………………………………..…………… Fax: …………………………………………

Mã số thuế:…………………………………………………Tài khoản số:………………………………...

Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: ……………………….………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… làm đại diện.

BÊN VAY (BÊN B): ................................................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………………….……………………………..

Điện thoại: ……………………………………..…………… Fax: …………………………………………

Mã số thuế:…………………………………………………Tài khoản số:………………………………...

Tài khoản tiền gửi VNĐ số: ………………………….. tại Ngân hàng: ………………………………….

Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: …………………….... tại Ngân hàng: ………………………………….

Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: ……………………….………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… làm đại diện.

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B vay ………..:

- Bằng số: ……………………………………………………………………………..

- Bằng chữ: ……………………………………………………………………………

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay

2.1. Thời hạn vay là ………………… tháng

- Kể từ ngày ……………………… tháng … ………….năm ……………………..

- Đến ngày ………………………... tháng …………… năm ……………………..

2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):

- Chuyển khoản qua tài khoản: …………………………………….……………….

- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………….....

- Cho vay bằng tiền mặt.

Chuyển giao thành ……… đợt

-  Đợt 1: ……………………………………………………………………………….

-  Đợt 2: ……………………………………………………………………………….

Điều 3: Lãi suất (1)

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ………………………………………………………………………………

3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …… % một tháng.

3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

Điều 4: Nghĩa vụ của bên A

4.1 Giao tài sản….. cho bên B đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;

4.2 Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu bên A biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên B biết, trừ trường hợp bên B biết mà vẫn nhận tài sản đó;

4.3 Không được yêu cầu bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật dân sự 2005.

Điều 5: Nghĩa vụ của bên B

5.1 Bên B phải trả đủ tiền khi đến hạn;

5.2 Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên B;

5.3 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên B không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5.4 Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên B không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Điều 6: Sử dụng tài sản vay

Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản vay và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tài sản vay trái mục đích.

Điều 7: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

7.1 Bên B đồng ý thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ………và giao toàn bộ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) ……………………………………

7.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.

7.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.

Điều 8: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng

Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.

Điều 9: Những cam kết chung

9.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.

9.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.

9.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án ………………….… nơi bên vay đặt trụ sở (2).

Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… tháng …..… năm …….. đến ngày … tháng … năm ………..

Hợp đồng này được lập thành ……….… bản. Mỗi bên giữ ………… bản.

 

          ĐẠI DIỆN BÊN A                                                     ĐẠI DIỆN BÊN B

                Chức vụ                                                                   Chức vụ

         (Ký tên, đóng dấu)                                                  (Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Mức lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 476 Luật dân sự;

(2) Nếu bên vay là cá nhân thì là nơi bên vay cư trú.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng vay tài sản, mẫu hợp đồng vay tài sản mà Luật sư DFC muốn truyền tải đến cho bạn đọc, hy vọng nó hữu ích với bạn đọc. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!.

Bài viết cùng chủ đề:

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.