Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Luật Sư: Lê Minh Công

10:31 - 30/03/2021

Trong tuần vừa qua có rất nhiều bạn đọc gửi email và tin nhắn về cho Luật sư DFC hỏi về vấn đề Hợp đồng vay tài sản và các vấn đề khác có liên quan, qua nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành soạn thảo nên bài viết này với mong muốn truyền tải một số kiến thức pháp luật cơ bản cho bạn đọc về Hợp đồng vay tài sản và cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với đội ngũ Luật sư hàng đầu của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc!

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sảnTư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản - 19006512

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hợp đồng vay tài sản là việc ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

*Đối tượng của hợp đồng

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay là một khoản tiền, tuy nhiên trên thực tế cũng có thể là kim loại, vàng, đá quý hoặc một số tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên người cho vay sang bên người vay với tư cách là chủ sở hữu. Người vay có quyền định đoạt tài sản vay. Khi kết thúc hợp đồng, người vay có nghĩa vụ hoàn trả cho người kia một tài sản khác cùng loại với tài sản đã mượn hoặc số tiền đã vay.

*Kì hạn của hợp đồng

Hợp đồng vay tài sản có thể có hoặc không có thời hạn (xác định, không xác định thời hạn). Nếu hợp đồng mượn tài sản không có thỏa thuận về thời hạn thì hợp đồng mượn tài sản được coi là không có thời hạn. Người cho vay có quyền yêu cầu người vay thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, để cho phép người vay chuẩn bị tiền hoặc tài sản khi thanh toán, người cho vay phải cho người vay một thời gian hợp lý để thực hiện hợp đồng. Hết thời hạn đó, người vay buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu hợp đồng không có thời hạn thì người vay có thể thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, người cho vay không được từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của người vay. Việc xác định thời điểm chấm dứt khoản vay có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu của hợp đồng.

Đối với hợp đồng vay có thời hạn, không tính lãi, người vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, còn người cho vay chỉ được đòi tài sản trước thời hạn nếu người vay đồng ý.

Trường hợp cho vay có kỳ hạn và có lãi thì người vay phải hoàn trả tài sản và lãi đúng hạn. Nếu người vay trả tài sản trước thời hạn thì phải trả đủ lãi theo thời hạn đã thỏa thuận.

*Hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức bằng miệng thường được áp dụng trong các trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân thiết. Trong trường hợp cho vay bằng miệng, nếu phát sinh tranh chấp hợp đồng thì người cho vay phải chứng minh được mình đã cho vay một số tiền hoặc tài sản nhất định.

Trên thực tế, nếu tranh chấp hình thức hợp đồng miệng thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay, các bên cần ký kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể lập thành văn bản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó.

2. Điều kiện, thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Khi có TRANH CHẤP hợp đồng vay tài sản, các bên nên thỏa thuận, thương lượng và giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đem lại kết quả có lợi nhất cho cả hai bên.

Trường hợp các bên không thống nhất được hướng giải quyết thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa án nhân dân cấp huyện, địa phương nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục sơ thẩm;

Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền thỏa thuận Tòa án mà nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015, cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi cho rằng một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản.

Theo đó thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như sau:

+ Cá nhân, tổ chức khởi kiện theo nội dung quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.

+ Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho nguyên đơn để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí phải nộp và thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.

+ Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ xem xét, chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên kiểm tra bàn giao, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ra các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

+ Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

+ Xét xử phúc thẩm (nếu có).

3. Dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Luật sư DFC với vai trò là một trong những tổ chức luật hoạt động chuyên sâu trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự trong đó có hợp đồng vay tài sản. Do vậy, trong 17 năm cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng, với bề dày kinh nghiệm Luật sư DFC sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong hợp đồng vay tài sản. Kính mời bạn đọc liên hệ qua Hotline 19006512 để được trao đổi trực tiếp với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến Hợp đồng vay tài sản mà Luật sư DFC muốn truyền tải đến cho bạn đọc, hy vọng nó hữu ích với bạn đọc, mời bạn đọc liên hệ vào hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết cùng chủ đề:

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.