Trong cuộc sống hàng ngày, khi các bên muốn hợp tác cùng làm ăn với nhau thì cần phải có một hợp đồng để giao kết mang tính ràng buộc lẫn nhau, đảm bảo và cam kết rằng 02 bên sẽ thực hiện như những gì đã thỏa thuận ban đầu, xuất phát từ thực tại đó chế định hợp đồng dân sự trong luật pháp đã ra đời. Vậy hợp đồng là gì?
Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng cơ bản thường sử dụng
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này Luật sư DFC đã nghiên cứu và soạn thảo nên bài viết này với mong muốn giúp bạn đọc hiểu biết rõ thêm về lĩnh vực này. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006512 để được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC qua đường dây nóng của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn!.
Theo quy định tại BLDS năm 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Là sự thoả thuận giữa các bên về việc mua, bán, trao đổi, cho, mượn, cho thuê, cho vay tài sản hoặc thực hiện một hành vi nhằm xác lập, làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015, thì có các loại hợp đồng như sau sau:
- Theo đó hợp đồng song vụ Hợp đồng song vụ Là một loại hợp đồng mà mỗi bên có nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng song vụ, các bên tham gia vừa có quyền vừa có nghĩa vụ đối với nhau. Quyền của một bên là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì vậy, việc thỏa thuận đưa nội dung ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên vào hợp đồng là rất quan trọng, nó dẫn đến khả năng thực hiện hợp đồng của các bên (ví dụ như hợp đồng mua bán tài sản).
- Hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản,… Trái với hợp đồng song vụ là loại hợp đồng không có đền bù, vì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên có quyền, trong khi bên nhận quyền sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ mang lại lợi ích. Như vậy, để xác định hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ chỉ cần căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó kể từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực.
- Hợp đồng chính là loại hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng phụ. Vì vậy, để phân biệt hợp đồng chính hay hợp đồng phụ cần căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng chính tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là loại hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính. Trong trường hợp này, nếu hợp đồng chính không có hiệu lực cũng đồng nghĩa với việc hiệu lực của hợp đồng phụ cũng chấm dứt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phụ độc lập với nội dung của hợp đồng chính (ví dụ trong giao dịch bảo đảm) để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên trong khi hợp đồng chính vô hiệu.
Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba là loại hợp đồng mà các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình để mang lại lợi ích cho bên thứ ba. Tức là chỉ người thứ ba mới được hưởng lợi từ việc thực hiện hợp đồng. Đây là loại hợp đồng mà hai bên tham gia hợp đồng thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên thứ ba. Ví dụ: Bên A thuê Bên B vận chuyển hàng hóa cho Bên C. Đây là loại hợp đồng được quy định tại Điều 415 Bộ luật Dân sự 2015:
“Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết”
Theo nội dung của Điều 415 điều này cho thấy, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là loại hợp đồng mà một bên phải thực hiện nghĩa vụ để người thứ ba được hưởng quyền.
Hợp đồng có điều kiện thực hiện là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận các điều kiện để bắt đầu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên căn cứ vào sự kiện thực tế phát sinh trong tương lai do các bên xác định trong nội dung của hợp đồng và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu điều kiện phát sinh là công việc thì nó phải được thực hiện.
Luật sư DFC chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến pháp lý, tư vấn hợp đồng trong đó có: soạn thảo hợp đồng, đàm phán ký kết, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng,…Với hơn 17 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ Luật sư, Chuyên viên đông đảo và chất lượng chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC.
Bài viết cùng chủ đề:
Khái niệm và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hướng dẫn soạn thảo Phụ lục hợp đồng mua bán mới nhất 2021
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Soạn thảo hợp đồng như thế nào?
LS. Lê Minh Công