Hợp đồng học việc có thời hạn bao lâu? Có được đóng bảo hiểm không?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:51 - 30/09/2020

Câu hỏi: "Xin chào Luật sư, tôi có mở một công ty nhỏ chuyên sản xuất biển quảng cáo, hiện tại tôi có hai người muốn xin học việc ở chỗ tôi. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi nên ký hợp đồng học việc với hai người kia không? Khi ký hợp đồng học việc thì tôi có phải đóng bảo hiểm cho họ không? Và hợp đồng học việc có thời hạn bao lâu, quy định như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư."

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới Văn phòng Luật DFC, đối với câu hỏi quy định về hợp đồng học việc? Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm? Hợp đồng học việc có phải đóng thuế TNCN? Tôi và cộng sự DFC xin trả lời câu hỏi của bạn như sau.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng học việc 2020

Hợp đồng học việc có thời hạn bao lâu

Hợp đồng học việc có thời hạn bao lâu?

1. Quy định về hợp đồng học việc 2020?  

Hiện tại pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói riêng chưa có quy định cụ thể về hợp đồng học việc. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động 2012 có quy định về việc học việc, tập việc; theo đó người sử dụng lao động có quyền tuyển người học việc, tập việc khi họ đáp ứng được các yêu cầu về độ tuổi ( trên 14 tuổi), yêu cầu về sức khỏe, các yêu cầu khác của công việc và tuân thủ quy định của pháp luật.

Khi học việc hai bên phải ký kết hợp đồng học việc hoặc hợp đồng đào tạo nghề. Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động thì hợp đồng học việc này bao gồm các nội dung chủ yếu như: nghề đào tạo, thời hạn đào tạo, địa điểm đào tạo, trách nhiệm của người học việc và người sử dụng lao động.

2. Hợp đồng học việc có thời hạn bao lâu? Hợp đồng học việc tối đa bao nhiêu tháng?

Về thời hạn học việc tối đa bao nhiêu tháng, thì trong bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về thời hạn của hợp đồng học việc, tuy nhiên thời gian học việc sẽ được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người học việc sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Trong trường hợp người sử dụng lao động cố tình ký hợp đồng học việc, hợp đồng đào tạo nhằm che dấu hợp đồng lao động, ký không đúng loại hợp đồng đối với người học việc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc bạn ký hợp đồng học việc là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về thời gian học việc thì bạn nên cân nhắc để quyết định thời gian đó là bao nhiêu để phù hợp với công việc.

Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 61 Bộ luật lao động, nếu sau thời gian học việc, tập việc người học việc, tập việc đáp ứng các yêu cầu thì người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.

3. Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm?

Như đã nói ở trên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2012 thì nội dung hợp đồng học việc, đào tạo nghề không bao gồm nội dung về việc đóng bảo hiểm. Ngoài ra, theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm người học việc, tập việc.

Tuy nhiên, trong thời gian này người sử dụng lao động có thể hỗ trợ người học việc, tập việc đóng bảo hiểm xã hội nếu người học việc, tập việc đó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc và có thể được ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thời gian học việc, tập việc.

Vậy trong trường hợp của bạn, bạn không bắt buộc đóng bảo hiểm cho người học việc, nhưng nếu bạn muốn nhận họ vào làm sau khi kết thúc thời gian học việc, bạn có thể giúp họ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đây là một việc làm rất tốt và luôn được pháp luật khuyến khích và công nhận.

4. Hợp đồng học việc có phải đóng thuế TNCN?

Theo Khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động 2012 thì trong thời gian học việc, tập việc; người học việc, tập việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người học việc, tập việc. Mức lương sẽ được người sử dụng lao động và người học việc, tập việc thỏa thuận sao cho phù hợp với điều kiện, tính chất, mức độ công  việc.

Căn cứ theo khoản Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì tiền lương trong thời gian thử việc cũng là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nên trong thời gian này, nếu người học việc, tập việc được nhận tiền lượng hoặc các nguồn thu nhập có tính chất tiền lương thì người học việc, tập việc phải đóng thuế thu nhập các nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của tôi và cộng sự gửi tới bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề hợp đồng học việc hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.