Tùy từng loại hợp đồng mà điều kiện chủ thể có thể khác nhau. Nhưng điều kiện cơ bản về chủ thể của hợp đồng dân sự phải được tuân thủ. Sau đây Công ty Luật DFC sẽ cung cấp cho khách hàng về điều kiện chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng và chủ thể của một số hợp đồng thông dụng như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa.
Xem thêm: Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại - Giống và khác nhau như thế nào?
Chủ thể của hợp đồng dân sự, thương mại, mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24/11/2015;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11, ban hành ngày 14/06/2005.
Theo BLDS 2015 hợp đồng dân sự có hiệu lực khi chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể hợp đồng là cá nhân, tổ chức mà theo luật dân sự được pháp luật quy định có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng
Vậy năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân, tổ chức là gì ?
Điều 16 BLDS 2015 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau và có từ khi người đó sinh ra, chấm dứt khi người đó chết. Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân dùng hành vi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 19 BLDS. Từ đủ 18 tuổi là có năng lực hành vi dân sự, ngoại trừ: Người mất năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, những người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự.
Với một số hợp đồng dân sự thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết. Nhưng cũng có một số hợp đồng thì người dưới 18 tuổi cũng có thể tự mình giao kết hoặc phải có người đại diện hợp pháp, người giám hộ đồng ý trừ những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà ở lứa tuổi đó phù hợp để tự quyết định.
Tổ chức khi tham gia giao dịch dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tham gia ký kết hợp đồng phải tuân thủ điều kiện đối với cá nhân, trường hợp tổ chức là một pháp nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 thì phải đáp ứng điều kiện về chủ thể là pháp nhân.
Theo Điều 86 BLDS 2015: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký; Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”
Như vậy, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của pháp nhân do Điều lệ hoặc pháp luật quy định.
Xem thêm: Đại diện cho thương nhân là gì? Hướng dẫn lập Hợp đồng đại diện
Chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là chủ thể của hợp đồng dân sự bao gồm: Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Pháp nhân; Chủ thể đặc biệt là nhà nước. Chủ thể của hợp đồng thương mại khác với hợp đồng dân sự ở chỗ thêm một điều kiện là ít nhất một trong các bên giao kết phải là thương nhân có hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Ngoài quy định một bên chủ thể phải là thương nhân thì hợp đồng thương mại phải đáp ứng điều kiện về chủ thể của hợp đồng dân sự theo BLDS 2015.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng thương mại cơ bản, nó cũng là một trường hợp của hợp đồng mua bán tài sản. Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005. Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa các chủ thể, chủ yếu là các thương nhân. Theo Luật Thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện chủ thể của hợp đồng dân sự, chủ thể hợp đồng thương mại và chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Luật DFC. Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất.
LS. Lê Minh Công