Thương nhân là gì? Đặc điểm pháp lý của thương nhân

Luật Sư: Lê Minh Công

10:35 - 17/04/2021

Thương nhân là gì? Thương nhân có đặc điểm pháp lý ra sao và được quy định tại văn bản pháp luật cụ thể nào. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động như vậy, Luật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và phân tích các đặc điểm để nhận biết được thế nào là thương nhân. Kính mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotlie 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC.

Thương nhân là gì? Đặc điểm pháp lý của thương nhân
Thương nhân là gì? Đặc điểm pháp lý của thương nhân

 

 

 

1. Khái niệm thương nhân là gì?

 

Theo quy định tại Điều 06 Luật Thương mại 2005, thương nhân được hiểu như sau:

- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, hình thức và phương thức mà pháp luật không cấm.

- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

- Nhà nước thực hiện có thời hạn độc quyền nhà nước đối với hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc trong một số lĩnh vực nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ và lĩnh vực Nhà nước độc quyền.

 

2. Đặc điểm pháp lý của thương nhân

*Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại nhằm mục đích sinh lời.

Tổ chức kinh tế, cá nhân phải tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, nghĩa là thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, trao đổi, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

*Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự mình thực hiện hành vi vì lợi ích cá nhân.

Theo quy định của Điều 6, Luật thương mại 2005 thì thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự mình xác lập các quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm xác định chủ thể thực hiện có phải là thương nhân hay không?.

*Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại một cách thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp lâu dài.

Các hoạt động thương mại được thương nhân thực hiện phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục mang tính chất khá ổn định, không bị gián đoạn thời gian dài.

*Thương nhân phải có đăng kí kinh doanh

Đăng kí kinh doanh là hình thức được nhà nước có thẩm quyền công nhận về sự hoạt động của thương nhân. Kể từ thời điểm được cấp đăng kí kinh doanh, thương nhân có thể tiến hành các hoạt động mua bán, xúc tiến, cung ứng thương mại.

Như vậy, pháp luật về thương mại ghi nhận sự cần thiết của hai đặc điểm chính: Tính thường xuyên và có đăng kí kinh doanh để xác định tư cách thương nhân.

Để trở thành thương nhân theo quy định Luật thương mại thì các chủ thể phải thường xuyên thực hiện những hành vi thương mại nhằm mục đích sinh lời, thực hiện một cách độc lập và vì lợi ích cá nhân, hành vi đó phải thực hiện thường xuyên, liên tục và mang tính chất lâu dài và có đăng kí kinh doanh.

Ví dụ: Một hộ gia đình cho một đoàn khách nghỉ dưỡng cuối tuần đến ở tại gai đình vào dịp hè để tham quan, du lịch tại địa bàn thì không được coi là thương nhân hoạt động thương mại. Trường hợp nếu hộ gia đình vẫn kinh doanh hoạt động cho thuê này tại địa điểm trên nhưng hoạt động thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn bởi lý do khách quan và có đăng kí kinh doanh thì được coi là thương nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung phổ biến kiến thức pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung về "Thương nhân là gì?" Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích thương mại gửi đến bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.