Khi vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm có cần phải bồi thường cho bên còn lại không? Hay bồi thường vi phạm hợp đồng được thực hiện khi xảy ra trong trường hợp nào. Chúng tôi – Đội ngũ pháp lý của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 sẽ có bài viết gửi đến bạn ngay sau đây:
Cách xác định và mức bồi thường vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là một trong những nội dung thường xuyên xảy ra căn bản trên thực tế trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên tham gia. Vi phạm hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận, ghi nhận trong các điều khoản hợp đồng hoặc trường hợp do pháp luật trực tiếp điều chỉnh mà không cần sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Việc xác định một vi phạm thiệt hại khi vi phạm hợp đồng phải đáp ứng những điều kiện cơ bản mà pháp luật quy định. Trong đó, quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi tắt là “BLDS 2015”), Luật Thương mại 2005 (“LTM 2005”), Luật Xây dựng 2014 (“LXD 2014”) … thì một yếu tố cấu thành vi phạm hợp đồng bao gồm:
- Hành vi gây ra xảy ra thiệt hại: hành vi gây thiệt hại là hành vi của bên còn lại trong quan hệ hợp đồng, theo đó hành vi này dẫn đến mục đích của họ không thể đạt được như thời điểm giao kết hợp đồng với bên có lỗi. Thường thì hành vi gây ra thiệt hại sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng.
Chẳng hạn, bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền khi mua hàng với bên bán và hai bên xác định đây là điều khoản nếu vi phạm quá hạn thanh toán mà các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng đây là vi phạm nghiêm trọng cần phải bồi thường vi phạm hợp đồng. Với sự ghi nhận ấy thì hành vi quá hạn không thanh toán của bên mua là hành vi gây ra thiệt hại.
- Hậu quả của hành vi gây ra thiệt hại: thành vi gây thiệt hại của một bên mà dẫn đến một hậu quả nhất định, hậu quả ấy có thể là hậu quả về mặt vật chất hoặc tinh thần (phi vật chất) của bên còn lại trong hợp đồng nếu có thể chứng minh được.
Chẳng hạn, hai doanh nghiệp A (bên bán) và B (bên mua) ký hợp đông mua bán 5 tấn gỗ với nhau, giá trị hợp đồng là 500tr đồng. Bên A thỏa thuận đến ngày 02/02/2021 sẽ xuất kho đủ số lượng gỗ nói trên cho bên B. Tuy nhiên, đến ngày 02/02/2021, bên A không có bất kỳ động thái nào là thực hiện hợp đồng (đến tận ngày 09/02/2021 cũng không có động thái gì dù bên B liên tục phát công văn yêu cầu bên A trả lời). Sau đó, ngày 10/02/2021, bên B phải nhập gỗ từ doanh nghiệp C cũng cùng chủng loại, cùng là 5 tấn gỗ như hợp đồng ký với bên A nhưng giá trị lúc này là 800tr đồng. Do đó, hành vi không giao đúng đủ số lượng gỗ của bên A khiến cho bên B phải nhập khẩu gỗ của bên C với giá trị cao hơn là 300tr đồng. Đây chính là hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả gây ra thiệt hại: tuy rằng hành vi gây thiệt hại và hậu quả của nó là thường đi đôi với nhau. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về mặt dân sự điều chỉnh có liên quan thì không phải tất cả các hành vi gây ra của một bên cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại của bên còn lại. Tóm lại, việc đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả gây thiệt hại cần xem xét là hành vi gây thiệt hại ấy có phải dẫn đến hậu quả đó hay không?
Chẳng hạn, hành vi không giao đúng đủ số gỗ của doanh nghiệp A dẫn đến hậu quả là hợp đồng bị vi phạm. Doanh nghiệp B đã nhiều lần gửi thông báo cho doanh nghiệp A nhưng không có hồi đáp dẫn đến hậu quả doanh nghiệp B phải ký hợp đồng mua bán gỗ với doanh nghiệp C nhưng chênh lệch giá trị hợp đồng là 300tr đồng. Như vậy, nếu doanh nghiệp A cung cấp đúng số lượng, chủng loại vào thời gian hai bên thỏa thuận trong hợp đồng thì doanh nghiệp B không cần phải ký hợp đồng với doanh nghiệp C và chịu thiệt hại là 300tr đồng.
- Yếu tố lỗi: yếu tố lỗi trong xác định vi phạm hợp đồng hiện nay là một yếu tố còn chưa được thống nhất bởi chính các quy định của pháp luật, cụ thể là ở BLDS 2015 và LTM 2005. Trong khi BLDS quy định yếu tố lỗi là yếu tố chính là một yếu tố cấu thành vi phạm hợp đồng thì LTM thì không.
Muốn xác định mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thì cần xác định những yếu tố cấu thành vi phạm dẫn đến thiệt hại khi vi phạm hợp đồng như trên. Tiếp đó, chúng ta cần xem xét các quy định hiện hành có liên quan đến mức bồi thường:
- Với các loại hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của BLDS 2015: theo quy định tại khoản 2, Điều 419 thì mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận và mức bồi thường cũng do các bên thỏa thuận mà không có một con số điều chỉnh cụ thể. Đó là những thiệt hại mà bên thiệt hại đáng nhẽ sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại nếu không có hành vi gây thiệt hại của bên còn lại gây ra.
- Với các loại hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của LTM 2005: theo quy định tại khoản 2, Điều 302 thì khi xảy ra hành vi vi phạm của một bên gây thiệt hại trong hợp đồng thì cần phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng bao gồm những chi phí thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu nếu không có hành vi vi phạm của bên gây thiệt hại.
- Với các loại hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của LXD 2014: theo quy định của Điều 146 thì mức bồi thường thiệt hại xảy ra khi hợp đồng xây dựng bị vi phạm giữa các bên (bên thầu – bên nhận thầu) phải bồi thường thiệt hại nhưng cũng giống như BLDS 2015, LTM 2005 thì LXD 2014 không quy định mức bồi thường thiệt hại cho các bên khi hành vi và hậu quả xảy ra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 về nội dung bồi thường vi phạm hợp đồng, Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với Chúng tôi để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
Bài viết cùng chủ đề: