Mức xử phạt doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội

Luật Sư: Lê Minh Công

15:44 - 22/06/2020

Hiện nay cùng với quá trình phát triển của đất nước, các loại hình doanh nghiệp cũng ngày càng được phát triển, nhưng kéo theo đó là những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo các chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp hay nghiêm trọng hơn là vấn đề doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội.

Vậy nếu không tham gia bảo hiểm xã hội doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm: 

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, nhưng trên thực tế có một số doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? 

Doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội

 

Các hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp khi không tham gia bảo hiểm xã hội 

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, mức xử phạt như sau:

Đối với trường hợp người lao động có hành vi thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, mức xử phạt; phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 12% đến 15% đối với tổng số tiền bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tự nguyện tại thời điểm lập hồ sơ vi phạm hành chính, nhưng không vượt quá 75.000.000 đồng cho người lao động cam kết một trong các hành vi sau:

  • Người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
  • Người sử dụng lao động dóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định.

Trong trường đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

  • Mức phạt, phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không vượt quá 75.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả nhân viên đang tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Khi không thực hiện đúng các quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội thì doanh nghiệp phải khắc phục những hậu quả trên bằng cách sau: 

Buộc doanh nghiệp phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm thanh toán trong trường hợp vi phạm quy định không đóng, đóng bảo hiểm không đủ số người và hành vi thỏa thuận với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội.

Hơn nữa căn cứ theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động còn bị xử phạt thêm về các hành vi vi phạm. Do đó thì căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì:

  • Người sử dụng lao động bị phạt theo các quy định trên.
  • Buộc người sử dụng lao động phải truy thu số tiền không đóng, tiền phạt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu đóng tiền bảo hiểm truy thu thì ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc đóng bảo hiểm đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiêp, nếu không đóng bảo hiểm xã hội thì một doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được các yêu cầu của xã hội và sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật, tuỳ từng mức độ của hành vi mà mức xử phạt cũng được áp dụng khác nhau.

Để nắm rõ hơn vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

Tư vấn ngay

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.