Các chính sách thay đổi trong luật bhxh 2020 như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:36 - 20/06/2020

Luật Bảo hiểm xã hội 2020 là một trong những chính sách an sinh đối với người lao động, là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau… trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2020 có những thay đổi về các chính sách như thế nào và điều đó có ảnh hưởng tới người lao động như thế nào? Để làm rõ vấn đề trên thì mời bạn đọc cùng Luật sư DFC đi tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Các chính sách thay đổi trong luật bhxh 2020

I. Đối tượng được áp dụng trong bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2020 thì đối tượng được áp dụng là người lao động. Và theo quy định mới của Luật thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực 01/01/2020 thì phạm nhân đang chấp hành thi hành án được tham gia BHXH tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật. Việc quy định trên để đảm bảo quyền con người, quyền công dân khi các cá nhân bị hạn chế.

II. Thay đổi chế độ hưu trí trong Luật BHXH 2020.

1. Về độ tuổi hưởng lương hưu trí khi khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên của người lao động.

Từ  năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Và độ tuổi này tăng thêm mỗi năm một tuổi cho đến hết 2019.

Còn đối với người lao động từ năm 2020 trở đi, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2020 thì nam 55 tuổi và nữ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưu khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Mức lương hưu được hưởng hàng tháng.

Mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với nam thì trong Luật BHXH mới nhất 2020 thì để được hưởng thì thời gian đóng là 18 năm đóng Bảo hiểm xã hội.

Còn đối với lao động nữ thì thời gian đóng Bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên.

3. Thay đổi mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính tiền lương bằng bình quân 20 năm cuối tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi về nghỉ hưu.

III. Thay đổi về các khoản trợ cấp theo Luật BHXH 2020

Từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng tăng lên 1,600,000 đồng/tháng. Theo đó, một số quyền lợi, nghĩa vụ về BHYT của người tham gia BHYT nói chung và người lao động nói riêng sẽ được điều chỉnh thay đổi theo.

Theo đó có sự điều chỉnh các khoản trợ cấp sau:

1. Trợ cấp một lần khi sinh con

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động. Vậy việc người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi và lao động nữ sinh con có sự thay đổi trợ cấp một lần khi sinh con trong năm 2020 như sau:

Từ 01/01/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 2 x 1,49 triệu đồng = 2,98 triệu đồng.

Từ 01/7/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 2 x 1,6 triệu đồng = 3,2 triệu đồng.

2. Mức trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh, sau khi nghỉ ốm đau 

Người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản được hưởng trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Cùng với sự thay đổi của lương cơ sở thì mức hưởng trợ cấp thay đổi như sau:

Từ 01/01/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.

Từ 01/7/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày.

3. Mức trợ cấp mai táng

Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Từ 01/01/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 10 x 1,49 triệu đồng = 14,9 triệu đồng.

Từ 01/7/2020: Mức hưởng trợ cấp bằng 10 x 1,6 triệu đồng = 16 triệu đồng.

4. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh 

Đối với trường hợp các đối tượng được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở. Việc thay đổi mức lương cơ sở sẽ dẫn đến thay đổi mức chi phí khám bệnh 1 lần để được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh như sau:

Từ 01/01/2020:  15% x 1,49 triệu đồng = 223.500 đồng/ Chi phí khám bệnh một lần

Từ 01/7/2020:     15% x 1,6 triệu đồng = 240.000 đồng/ Chi phí khám bệnh 1 lần.

III. Thay thế về Sổ bảo hiểm xã hội và dữ liệu bảo hiểm xã hội

1. Đối với thay sổ bảo hiểm

Theo nhận định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2020 sẽ tiến hành thay thế thẻ bảo hiển xã hội bằng sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên đã tới năm 2020 nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về việc thay thế này.

2. Hoàn thành cơ sở dữ liệu điện tử về Luật bảo hiểm xã hội 2020

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.

Đến nay, ngành bảo hiểm đang tiếp tục cập nhật mã số, đồng bộ thông tin định danh người tham gia BHXH; quản lý dữ liệu quá trình thu, chi trả BHXH, thông tin đơn vị tham gia BHXH...

Qua bài viết trên đây về Chính sách thay đổi đối với Luật bảo hiểm xã hội 2020. Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn đọc có thể hiểu được nhưng quy định hiện hành về vấn đề trên.

Để được tư vấn cụ thể hơn và chi tiết hơn về vấn đề về Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất 2020 này mời bạn đọc hãy liên hệ đến Tổng đài tư vấn 1900.6512 để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và giải đáp giúp cho các bạn hài lòng một cách tốt nhất. Xin cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

Tư vấn ngay

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.