Chào luật sư DFC tôi Tên N.V.H hiện đang sinh sống làm việc ở Bình Dương. Mong luật sư tư vấn giúp tôi tình huống về xử lý thi hành án tài sản thế chấp ngân hàng như sau. 8/2020 toàn án nhân tỉnh bình dương đưa ra xét xử phúc thẩm hợp đồng vay tiền giữa tôi và ông N.T.A.L buộc ông L có nghĩa vụ hoàn trả cho chô tôi số tiền lãi và gốc là 700 triệu đồng ngoài ra kể từ ngày bản án có hiệu lực đến ngày ông L thanh toán bộ số tiền còn nợ ông L còn phải chịu tiễn lãi trên số tiền chậm thi hành. Tuy nhiên đến nay ông L chưa thành toán cho tôi bất kỳ khoản tiền nào. Tôi được biết hiện này ông L đang có một thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng giá trị khoảng 1 tỷ. liệu tôi có thể yêu cầu thi hành án, để nghị kê biên tài sản là thửa đất trên được không. Mong luật sư tư vấn giúp!
Tư vấn xử lý thi hành án tài sản thế chấp ngân hàng - 19006512
Xem thêm: Khái quát về dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án của DFC
- Người khởi kiện gửi đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền để giải quyết.
- Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
- Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS phân công Chấp hành viên làm thủ tục thi hành án.
- Chấp hành viên gửi quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo nội dung văn bản đó.
- Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án”.
- Hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.
- Chấp hành viên sẽ thực hiện việc định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để phục vụ việc thi hành án cho người yêu cầu.
Xem thêm: Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?
*Căn cứ quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự:
“trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này”
Như vậy trường hợp người phải thi hành án đang thế chấp tài sản và hiện không còn tài sản nào khác để thi hành án thì chấp hành viên đang giải quyết có quyền xử lý tài sản đố nếu giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chí phí thi hành án. Tuy nhiên, theo trình bày của bạn thì tài sản của người thi hành án đang bị thế chấp tại ngân hàng do đó nó sẽ chịu quy định tại Điều 11 Nghị quyết 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu ngân hàng.
“Các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 90 của Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu”
*Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu, thí chỉ trong các trường hợp sau đây mới được coi là nợ xấu tín dụng:
“Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:
a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”
Như vậy bạn cần yêu cầu thi hành án, sau đó đề nghị chấp hành viên tiến hành xác minh tài sản là thửa đất nêu trên tại ngân hàng. Nếu sau khi xác minh thì khoản nợ của ông L không thuộc nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 nghị quyết 42/2017 và giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì tiến hành xử lý tài sản thế chấp tuy nhiên cần lưu ý tại khoản 3 điều 47 Luật thi hành án dân sự:
“Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo quy định tại Điều này”.
Nếu không đáp ứng đủ 2 điều kiện nêu trên thì tạm thời chưa xử lý được thửa đất này, bạn cần phối hợp với cơ quan thi hành án xác minh thêm các tài sản khác của ông L để thì hành. Còn nếu sau khi sau xác minh ông L không còn tài sản nào khác và thửa đất không xử lý được do không đáp ứng đủ hai điều kiện nêu trên, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.
Trên đây là nội dung khái quát về xử lý thi hành án tài sản thế chấp ngân hàng, Để được tư vấn sâu hơn bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư DFC thông qua tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Nguyên nhân doanh nghiệp không lựa chọn Thi hành án - Giải pháp của DFC
LS. Lê Minh Công