Vợ vay nợ chồng có liên đới trả nợ không?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:19 - 23/06/2021

Về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng, bạn đọc có gửi đến một câu hỏi với nội dung như sau: Vợ tôi vay 100 triệu của cô em họ hàng nhà vợ mà không cho tôi biết. Vợ tôi đi làm ăn xa nên cô em ấy đến nhà đòi tiền tôi. Tôi thì không biết khoản tiền này vợ tôi vay để làm gì mà không cho tôi biết. Luật sư tư vấn giúp tôi: Việc vợ vay nợ chồng có phải trả không?

Xem thêm: Nợ chung, nợ riêng của vợ chồng sau khi ly hôn - Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng?

Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không
Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không ?

Công ty Luật DFC: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hòm thư điện tử gmail: luatsudfc@gmail.com của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư DFC đã nắm bắt được sự việc của anh và đưa ra thông tin giải đáp về câu hỏi của anh liên quan tới việc Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không? Sau đây là nội dung tư vấn chi tiết:

Căn cứ pháp lý 

1) Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không ?

    Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã xây dựng một số điều luật nhằm tách bạch quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ phát sinh trong cuộc sống hôn nhân thì có thể đựa vào đó để có hướng xử lý. Những tranh chấp thường thấy là việc một bên vợ hoặc chồng phát sinh nghĩa vụ từ những khoản vay mà không cho bên còn lại biết. Do vậy, bên không được biết về các khoản vay cho rằng mục đích vay phát sinh đơn phương từ một bên vợ hoặc chồng để phục vụ nhu cầu riêng nên không có nghĩa vụ trả các khoản vay đó. Luật Hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng giữa vợ, chồng như sau: 

Nghĩa vụ chung của vợ chồng: 

Theo quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể: 

  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình 
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;  
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường. 

Nghĩa vụ riêng của vợ chồng:

Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ riêng như sau:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; 
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; 
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

    Từ những dữ liệu anh cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được anh có nghĩa vụ liên đới trả khoản tiền trên hay không? Để xác định anh có nghĩa vụ đối với khoản nợ 100 triệu đồng do vợ vay hay không thì phải xác định mục đích vay tiền của vợ anh. Nếu giao dịch vay tiền của vợ anh dùng để sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như: Ăn, ở, sinh hoạt, chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở, chi phí học hành của các con, chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình… Cho dù vợ anh không cho anh biết, không bàn bạc, trao đổi với anh thì về mặt quy định pháp luật anh cũng vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ cho cô em họ.

    Trường hợp vợ anh vay tiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, sử dụng khoản tiền đó để đầu tư kinh doanh riêng, sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật như: cờ bạc, lô đề, cá độ… Khi vợ anh không trả khoản nợ trên thì cô em họ có quyền khởi kiện yêu cầu trả nợ. Lúc đó, anh phải có chứng cứ chứng minh việc vợ đứng ra vay tiền không nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình mà để tiêu dùng cá nhân thì không có nghĩa vụ liên đới trả nợ. 

    Trên thực tế, để chứng minh các khoản nợ phát sinh từ một bên vợ hoặc chồng nhằm mục đích gì thường rất khó. Các chứng cứ chứng minh khó mà thu thập được, vì thế mà vợ chồng thường phải liên đới trả các khoản nợ dù cho người kia không biết về các khoản vay đó.

Hi vọng bài viết hữu ích cho trường hợp Việc vợ vay nợ chồng có phải trả không? của anh. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí của chúng tôi theo SĐT 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.

L.S Lê Minh Công

Những câu hỏi liên quan:

1. Luật sư cho em hỏi em và vợ chuẩn bị ly hôn nhưng chúng em có vay ngân hàng một khoản tiền để dùng vào việc sửa chữa nhà ở. Vậy luật sư cho em hỏi nghĩa vụ trả nợ ngân hàng khoảng tiền này sẽ giải quyết như thế nào khi ly hôn ạ.

2. Chồng tôi chơi cờ bạc có vay của xã hội đen khoảng 2 tỷ nhưng giờ anh ấy đã bỏ trốn. Bọn nó đến tìm tôi để đòi tiền tôi không thể chịu được nổi giờ tôi muốn ly hôn. Vậy luật sư cho hỏi Chồng vay tiền rồi bỏ trốn, vợ có thể ly hôn, có phải trả nợ cho chồng không?

3. Vợ tôi bỏ nhà đi đã 04 năm không liên lạc về với gia đình, gia đình cũng không liên lạc được với vợ tôi. Hiện tôi muốn ly hôn với vợ tôi thì phải làm như thế nào, liệu tôi nộp đơn xin ly hôn lên tòa do vợ mất tích thì tòa có chấp nhận không?

4. Trong cuộc sống hiện nay, không khó để thấy những trường hợp vợ chồng lấy nhau được một thời gian thì bỗng nhiên không còn thấy vợ hoặc chồng đâu nữa. Trong những trường hợp này thì người còn lại phải làm sao? Phải sống tiếp như vậy một mình? Hay được quyền lấy người khác? Nếu được kết hôn với người khác thì phải làm những thủ tục gì để ly hôn với người mất tích?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.