Tư vấn khi vợ ôm con bỏ về nhà ngoại - Có vi phạm quy định không?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:12 - 08/06/2021

Trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng việc xảy ra mâu thuẫn giữa hai người là chuyện thường tình và thường xuyên gặp, trong lúc mâu thuẫn thì thường người vợ hay bỏ về nhà ngoại để tránh chạm mặt với chồng, đồng thời có những trường hợp vợ bế luôn cả các con về nhà ngoại. Vậy hành động của người vợ trong trường hợp này khi vợ ôm con bỏ về nhà ngoại có vi phạm quy định không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về nội dung này. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn luật nhanh chóng, chính xác nhất.

vợ ôm con bỏ về nhà ngoại
Vợ ôm con bỏ về nhà ngoại có vi phạm quy định không?

Tình huống: kính chào Luật sư tôi tên K hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi và vợ kết hôn được 4 năm nay rồi, hiện tại chúng tôi đang chung sống với nhau và có được 1 cháu nhỏ năm nay gần 3 tuổi. Hôm bữa tôi và vợ có mâu thuẫn với nhau, tôi có nói nặng lời với cô ấy một chút, cô ấy tủi thân nên bỏ về nhà ngoại bế luôn cả con đi theo. Vậy luật sư cho hỏi việc cô ấy tự ý mang con đi như vậy có đúng luật không? Tôi có được mang con về không?

Chào bạn, chúng tôi rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi các câu hỏi thú vị để thực hiện đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư chuyên môn tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC. Nội dung câu hỏi cụ thể của bạn đã được phía đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1) Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2) Nội dung tư vấn

Vợ ôm con bỏ về nhà ngoại có vi phạm quy định không?

Theo quy định hiện tại của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại Điều 71 có tinh thần như sau:

Cha, mẹ hoàn toàn có các nghĩa vụ và quyền hoàn toàn ngang nhau, cùng nhau  thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng các con chưa thành niên, con đã đủ tuổi thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có được các khả năng lao động và không có các tài sản giá trị để tự nuôi mình.

Hiện tại, hai vợ chồng bạn chưa thực hiện các bước thủ tục ly hôn và chưa xác định được ai sẽ là người có quyền để thực hiện trực tiếp nuôi con nên việc cô ấy bế con đi, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng đến thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bạn đối với con nhưng bạn sẽ không thể thực hiện tố cáo cô ấy về dạng hành vi chiếm đoạt trẻ em hay hành vi bế các con bỏ nhà ra đi. Vì cháu bé hiện là con bạn nhưng đồng thời cũng là con của vợ bạn. Cô ấy là mẹ hợp pháp của cháu bé, hoàn toàn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con. Còn việc cô ấy đi đâu, ở đâu là quyền tự do cá nhân của cô ấy, bạn cũng không thể can thiệp và ngăn cản. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con bạn có thể thực hiện theo hai phương án cụ thể:

Phương án 1, bạn thực hiện di chuyển đến nơi cô ấy đang ở, đón cháu về. Vì như trên, chúng tôi đã phân tích hai vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các con. Nên nếu cô ấy bế con đi được thì bạn cũng có thể thực hiện việc bế con về được. Tuy nhiên, lưu ý việc bạn vào nơi cô ấy đang thực hiện cư trú, cần được sự đồng ý của phía người chủ nhà hoặc người quản lý. Tranh trường hợp bị tố cáo về hành vi thực hiện xâm phạm chỗ ở trái phép của người khác.

Phương án 2, bạn có thể đợi con bạn đủ 36 tháng tuổi, sau đó thực hiện khởi kiện ly hôngiành quyền để thực hiện nuôi con. Theo quy định tại Điều 81 trong văn bản Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc tư vấn khi vợ ôm con bỏ về nhà ngoại có vi phạm quy định không. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn chi tiết nhất.

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.