Gần đây Công ty Luật DFC có nhận được rất nhiều câu hỏi về việc vợ không có bảo hiểm xã hội thì chồng có được hưởng chế độ thai sản không? Để giải đáp những thắc mắc trên mời các bạn cùng đi tìm hiểu cùng với bài viết trên của đội ngũ chuyên viên của Công ty Luật DFC chúng tôi.
Xem thêm: BHXHVN - Chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản cho chồng năm 2020
Để chồng hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con mà lại vợ không có bảo hiểm xã hội thì người chồng cần đảm bảo các điều kiện dưới đây để có thể được hưởng chế độ thai sản:
- Đã và đang đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Chồng phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 06 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh;
- Đối với trường hợp nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Quan hệ hôn nhân giữa hai bên phải hợp pháp. (nếu là vợ chồng)
- Đối với vấn đề nghỉ việc hưởng chế độ thai sản phải trong thời gian pháp luật quy định (30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con)
Trong trường hợp người chồng tham gia Bảo hiểm xã hội mà vợ không tham gia bảo hiểm xã hội và khi người vợ sinh thì người chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc với việc người vợ sinh thường 1 con;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con và phải phẫu thuật sinh con, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trong trường hợp sinh đôi, họ được nghỉ làm 10 ngày, kể từ khi sinh ba đứa trẻ trở lên, mỗi đứa trẻ được thêm ba ngày nghỉ;
- Trong trường hợp vợ sinh cặp song sinh trở lên và cần phẫu thuật, thì được nghỉ 14 ngày;
- Trong trường hợp chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội và vợ chết sau khi sinh hoặc có nguy cơ sinh con sau khi không có sức khỏe để chăm sóc đứa trẻ theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, người chồng có quyền nghỉ thai sản cho đến khi trẻ đạt 06 tháng tuổi.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ thai sản theo các quy định trên được tính trong vòng 30 ngày đầu tiên kể từ ngày người vợ sinh con.
- Ngày nghỉ tính vào các ngày nghỉ thông thường và ngày nghỉ lễ.
Mức hưởng chế độ thai sản = (Mbq6t ) / (24) x 100% x (số ngày nghỉ )
Trong đó Mbqt6t : là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ bạn đóng bảo hiểm xã hội với mức 7.000.000 đồng/ tháng và trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thì và thuộc vào đối tượng được nghỉ thai sản 7 ngày thì mức hưởng sẽ như sau:
Mbqt6t: (6 x 7.000.000) / 6 = 7.000.000 (đồng)
Mức hưởng chế độ thai sản: 7.000.00024 x 100% x 7 = 2.041.666 (đồng)
Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh mà chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội khi thuộc các trường hợp sau:
- Trong trường hợp chỉ có người chồng tham gia bảo hiểm xã hội, người chồng phải trả bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
- Trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội cho 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức hưởng : bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Ví dụ bạn sinh 1 con thì mức hưởng :
- Từ 01/01/2020: 2 x 1,49 triệu đồng = 2.800.000 đồng
- Từ 01/7/2020: 2 x 1,6 triệu đồng = 3.200.000 đồng
- Giấy khai sinh có tên đầy đủ của cha hoặc Giấy chứng sinh và Sổ hộ khẩu..
- Trong trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lực khai tử của đứa trẻ hoặc bản sao hồ sơ y tế hoặc giấy chứng nhận xuất viện của người mẹ nếu đứa trẻ chết sau khi sinh mà không có giấy chứng sinh.
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật.
- Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bươc 2: Nộp hồ sơ
- Trong thời hạn 45 ngày sau khi người lao động trở lại làm việc phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Đơn vị trong thời hạn 10 ngày từ khi nhận hồ sơ của người lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
- Địa điểm : Cơ quan bảo hiểm cấp quận/huyện nơi hoặc chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH ở địa phương nơi mà tiến hành đăng kí BHXH.
Bước 3: Nhận trợ cấp
- Trong 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm tổ chức chi trả cho người lao động.
Qua bài viết trên đây đã giải thích các vấn đề về vợ không tham gia bhxh thì chồng có thể hưởng chế độ khi vợ sinh không? Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn đọc có thể hiểu được nhưng quy định hiện hành về vấn đề trên.
Để được tư vấn cụ thể hơn và chi tiết hơn về vấn đề này mời bạn đọc hãy liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ và giải đáp giúp cho các bạn hài lòng một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công