Tư vấn về cố tình không thi hành án dân sự

Luật Sư: Lê Minh Công

15:57 - 31/03/2021

Thi hành án dân sự là một thủ tục trong những khâu việc giải quyết vụ việc dân sự. Thủ tục về thi hành án dân sự được quy định bởi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan. Vậy hành vi cố tình không thi hành án dân sự của người phải thi hành án sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn qua Tổng đài 1900.6512 của Công ty Luật DFC thông qua việc phân tích tình huống sau sẽ giải đáp vấn đề này cho Quý khách hàng như sau:

Xem thêm: Nguyên nhân doanh nghiệp không lựa chọn Thi hành án - Giải pháp của DFC

Tư vấn về cố tình không thi hành án dân sựTư vấn về cố tình không thi hành án dân sự - 19006512

*Nội dung tư vấn về vấn đề Cố tình không thi hành án dân sự

Chị Nguyễn Hoài B. (38 tuổi) thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 nội dung tình huống nhờ Luật sư tư vấn như sau: “Ngày 1/2/2021, bản án dân sự phúc thẩm số 76/DS - PT của Tòa án Nhân dân tỉnh T tuyên xử giữ nguyên bản án sơ thẩm số 123/DS – ST của Tòa án Nhân dân huyện Y, tỉnh T là bà Hoàng H. (42 tuổi) có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền là 60 triệu đồng cho bà Nguyễn Hoài B. (38 tuổi) phát sinh từ hợp đồng vay số 02/HĐ ký kết ngày 2/3/2019 giữa hai người. Tuy nhiên đến nay, bà H vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ này cho bà B. Trong khi bà H đang có điều kiện thi hành án và đã có quyết định cưỡng chế thi hành án của Chi cục thi hành án dân sự huyện Y, tỉnh T nhưng bà H cố tình không chịu tuân theo, trì hoãn nghĩa vụ phải thực hiện. Vậy hành vi không tuân theo của bà H sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được sự giúp đỡ của Luật sư.”

*Giải đáp tình huống: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Tổng đài 1900.6512 xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng. Sau đây, chúng tôi xin được tư vấn giải đáp cho Quý khách như sau:

Với hành vi cố tình không chịu tuân theo, trì hoãn nghĩa vụ phải thực hiện khi Chi cục thi hành án dân sự huyện Y ra quyết định cưỡng chế thi hành án thì tùy vào mức độ và tính chất. Bà H có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ hành vi. Cụ thể:

- Về xử phạt vi phạm hành chính: căn cứ vào điểm c, Khoản 3, Điều 64 của Nghị định số 82/2020/NĐ – CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì mức phạt với hành vi trì hoãn nghĩa vụ phải thực hiện dù có điều kiện thi hành án là từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với bà H;

- Về truy cứu trách nhiệm hình sự: căn cứ vào Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, với hành vi này của bà H mà bà H đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn vi phạm hoặc đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 05 năm tù giam, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu.

Trên đây là giải đáp tình huống về nội dung bị đơn cố tình không thi hành án dân sự mới nhất hiện nay của Đội ngũ Luật sư DFC. Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.6512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề:

Bị đơn không chịu thi hành án phải làm thế nào?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì? Thủ tục, biện pháp cưỡng chế?

Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.