Hiện nay pháp luật hiện hành quy định như thế nào về khoản tiền lương làm căn cứ đóng BHXH? Và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản gì? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: BHXHVN - Tiền lương tăng ca có phải đóng BHXH không?
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định ra sao?
Hiện tại để làm rõ vấn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cần căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó có quy định về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể được quy định như sau:
Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động, hay do đơn vị sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
Bên cạnh đó, quy định trên còn được hướng dẫn theo quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Với khoản tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau:
- Khoản tiền mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
- Khoản tiền mà người lao động đóng bảo hiểm xã hội tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương hoặc phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động giữa hai bên.
Hiện nay căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội 1 lần, có quy định như sau:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng được tính như sau:
+ Người lao động được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
+ Người lao động được hưởng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội 1 lần.
Như vậy, trong trường hợp mà người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Đối với trường hợp này, bình quân tiền lương để tính bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động phụ thuộc vào căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được ghi trong sổ bảo hiểm xã hội, trong toàn bộ thời gian bạn tham gia đóng.
Trên đây, là toàn bộ các quy định của pháp luật về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, theo đó Luật bảo hiểm xã hội hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan cũng đã làm rõ được vấn đề này. Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!