Công tác thi hành án là công tác cuối cùng trong quá trình giải quyết một vụ án. Giai đoạn này thường được ít người biết và quan tâm, thậm chí là xem nhẹ nhưng thực tế, nó là lại giai đoạn rất quan trọng trong việc lấy lại tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Vậy thủ tục thi hành án dân sự như thế nào? Công ty Luật DFC sẽ gửi tới các bạn quy định của pháp luật về nội dung trên trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án
Tư vấn thủ tục thi hành án dân sự mới nhất - 19006512
Căn cứ pháp luật:
Luật thi hành án dân sự 2008
Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự.
Xin chào luật sư, tôi vừa thắng kiện trong một vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, tôi không biết sau khi có bản án của Tòa, liệu quyền lợi của tôi đã được đòi về hay chưa? Thủ tục thi hành án dân sự sẽ diễn ra như thế nào để đòi quyền lợi về cho tôi? Xin luật sư tư vấn giúp, tôi cảm ơn
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Công ty Luật DFC. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Công tác thi hành án dân sự là giai đoạn trực tiếp, cuối cùng và rất quan trọng trong việc lấy lại quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Căn cứ theo Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2018 và một số nghị định hướng dẫn thi hành, thủ tục thi hành án dân sự sẽ trải qua các bước như sau:
Sau khi có bản án của Tòa án, người được thi hành án gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan đó thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án
Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THADS (sau đây xin viết tắt là CQTHADS) phải kiểm tra lại nội dung đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo, sau đó phải vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thi hành án.
Sau khi được phân công nhiệm vụ, Chấp hành viên phải tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
Sau khi nhận được Quyết định thi hành án hoặc thông báo hợp lệ Quyết định thi hành án, người phải thi hành án có 10 ngày để tự nguyện thi hành án.
Trong 10 ngày tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác minh điều kiện thi hành án.
Sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án vẫn không chấp hành Quyết định thi hành án, nếu có tài sản để thi hành án mà không thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Sau đó, Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành Quyết định thi hành án.
Sau khi đã lấy lại được tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, CQTHADS phải tiến hành các thủ tục cần thiết khác để trả lại tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cho được thi hành án.
Như vậy, bản án của bạn sẽ được cơ quan thi hành án thi hành theo trình tự thủ tục như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC gửi tới bạn về vấn đề “Quy định về thủ tục thi hành án dân sự”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua hotline 1900.6512 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết cùng chủ đề:
Một số khái niệm cơ bản trong thi hành án dân sự
Trình tự thực hiện xác nhận kết quả thi hành án
Phí thi hành án dân sự là gì? Cách tính phí thi hành án dân sự
LS. Lê Minh Công