Có thể thấy rằng, việc tặng cho quyền sử dụng đất là việc làm ngày càng phổ biến, và ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây xin đi phân tích làm rõ bạn đọc những nội dung pháp lý xung quanh vấn đề này, cụ thể là làm rõ về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất.
Mong qua bài viết phần nào đem lại ý nghĩa, giúp ích cho bạn đọc trong tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này.
Tìm hiểu thêm:
1. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Thủ tục tặng cho quyền sử dụng nhà đất phải được thể hiện bằng văn bản dưới dạng là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất, hay hợp đồng giấy cho tặng đất, là một loại hợp đồng về quyền sử dụng đất; cụ thể đó là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bên còn lại mà không yêu cầu đền bù bất kì khoản giá trị nào và phải được bên nhận tặng cho đồng ý.
- Trong nhiều trường hợp việc tặng cho quyền sử dụng đất thường đơn giản là giấy tặng cho đất; trong đó, có thể hiểu giấy tặng cho đất cũng là một hình thức của hợp đồng tặng cho đất đai. Ở đây, giấy tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng hay hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nói chung phải được công chứng hoặc chứng thực (căn cứ vào khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 459 Bộ luật dân sự 2015).
1.2 Thủ tục cho tặng nhà đất
Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất, hay thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất nói chung thường liên quan đến thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất và thủ tục sang tên sổ đỏ cho tặng, cụ thể như sau:
1.3 Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Như đã phân tích trên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Việc công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất cần lưu ý nội dung sau:
- Hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất: Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, thì hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; lưu ý là đối với một số tổ chức công chứng cung cấp cả dịch vụ soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, khi đó, bạn đọc phải trả thêm phí soạn thảo và không tính vào phí công chứng.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của các bên; Sổ hộ khẩu của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất tặng cho;
- Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất: Thực hiện theo trình tự, thủ tục của các Tổ chức công chứng cụ thể.
2. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
- Trước tiên, cần lưu ý rằng, căn cứ vào khoản 4,6 Điều 95 Luật Đất đai thì khi tặng cho quyền sử dụng đất, bên tặng cho nhà đất phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tặng cho quyền sử dụng đất.
- Theo đó, Căn cứ vào Điều 79 Nghị định 43/2014 thì người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ (bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ); Hợp đồng tặng cho; Giấy tờ tùy thân) đến Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai sau đó kiểm tra hồ sơ, tiến hành thực hiện:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định, thông báo thu nghĩa vụ tài chính theo luật định;
- Xác nhận nội dung biến động vào Sổ đỏ; đối với trường hợp phải cấp Sổ đỏ thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ đỏ cho người sử dụng đất;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính…; Trao sổ đỏ cho người sử dụng hoặc gửi Sổ đỏ đến UBND xã để trao cho người sử dụng đất nếu hồ sơ nộp tại xã.
- Thời hạn giải quyết: Căn cứ vào khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời gian giải quyết là Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; trường hợp đối với những vùng núi, vùng sâu, vùng xa… thì không quá 20 ngày. Cần chú ý là thời gian này không bao gồm thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật….
- Khoản tiền phải nộp: Khi thực hiện thủ tục tặng cho đất đai, thì ngoài phí công chứng phải trả cho tổ chức công chứng khi thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất thì phải nộp thêm các khoản tiền khác có thể bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và lệ phí khác.
- Trong đó, đối với thuế thu nhập cá nhân thì pháp luật có quy định trường hợp tặng cho nhà đất được miễn thuế thu nhập cá nhân, bao gồm thủ tục sang tên nhà đất cho con giữa cha mẹ với con đẻ, cha mẹ với con nuôi, cha mẹ với con dâu, cha mẹ với con rể,… Các trường hợp khác còn lại thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức bằng 10% giá trị quyền sử dụng đất nhận được theo hợp đồng tặng cho (giá trị quyền sử dụng đất này thường lấy theo bảng giá của UBND tỉnh).
- Đối với lệ phí trước bạ (phát sinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ) thì có thể miễn lệ phí trước bạ đối với các trường hợp tương tự như miễn thuế thu nhập cá nhân (căn cứ vào khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP). Các trường hợp còn lại thì phải nộp lệ phí trước bạ với mức bằng 0,5%*Giá đất tại bảng giá đất*Diện tích đất nhận tặng cho.
- Ngoài ra, có thể phát sinh các chi phí khác như lệ phí địa chính; phí thẩm định quyên sử dụng đất (mức lệ phí, phí thẩm định này sẽ do HĐND tỉnh quyết định đối với địa bàn tỉnh mình)
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về tặng cho quyền sử dụng đất, cụ thể là về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; trình tự, thủ tục tặng cho đất đai.
Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến pháp luật đất đai nói chung và vấn đề về thủ tục tặng cho đất đai nói riêng, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật đất đai số 19006512 của Công ty luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn sẵn sàng giải đáp, tháo mắc mọi khó khăn cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!