thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần

Luật Sư: Lê Minh Công

08:36 - 01/09/2021

Hiện tại, nhu cầu góp vốn, thành lập doanh nghiệp đang tăng mạnh. Tuy nhiên, để được góp vốn, thành lập doanh nghiệp, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải đáp ứng các điều kiên nhất định theo quy định pháp luật về doanh nghiệp nói riêng và pháp luật khác có liên quan nói chung. Thông qua bài viết này Luật sư DFC sẽ hướng dẫn thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Tư vấn cách chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần - Luật DFC

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Doanh nghiệp 2014 
  • Luật đầu tư 2014

Nội dung tư vấn:

Hướng dẫn thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần - Luật DFC
Hướng dẫn thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần - Luật DFC

1. Góp tài sản vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông của công ty:

Theo quy định tại khoản 13 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về góp vốn như sau: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”  Để thực hiện việc góp vốn là tài sản vào công ty cổ phần cần tiến hành các thủ tục như sau:

-  Tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần với phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

- Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ;

- Thông báo thay đổi vốn điều lệ;

- Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới;

- Biên bản họp ĐHĐCĐ về việc thay đổi vốn điều lệ;

- Giấy đăng ký kinh doanh

- Giấy tờ tùy thân của thành viên mới;

Thủ tục sang tên chủ sở hữu xe, nhà đất cho công ty:

- Giấy tờ thẩm định giá trị tài sản góp vốn (đối với tài sản là đất đai, nhà ở, ô tô...);

- Hợp đồng góp vốn;

- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông chấp thuận góp vốn;

- Giấy chứng nhận đăg ký kinh doanh của công ty cổ phần.

>> Vốn điều lệ thành lập công ty, số vốn tối thiểu cần có?

2. Nhận chuyển nhượng phần cổ phần từ cổ đông của công ty.

Một cách khác để trở thành cổ đông của công ty cổ phần, là nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 1 thành viên là cổ đông của công ty. Việc bán và nhận chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông phải được thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ thông báo bao gồm:

-  Thông báo thay đổi cổ đông (sáng lập) theo mẫu quy định;

-  Biên bản cuộc họp/quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty (nếu việc thay đổi cổ đông (sáng lập) dẫn tới thay đổi điều lệ công ty);

-  Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

-  Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

-  Danh sách cổ đông công ty;

-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

>> Những lưu ý khi làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần

3. Mua cổ phần được chào bán trên thị trường.

Công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần rộng rãi ra thị trường và cổ đông hiện hữu để huy động thêm vốn. Ngoài ra, các cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần có thể chuyển nhượng phần cổ phần của mình tại công ty.

Theo Khoản 3 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2005 thì:

"Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Như vậy, để trở thành cổ đông của công ty cổ phần bạn cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán trên thị trường.

Khi bạn thực hiện một trong các cách nêu trên thì có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần, khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần thì tên bạn có thể được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh của công ty hoặc sổ đăng ký cổ đông của công ty. 

>> Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần. Nếu bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc hoặc cần hỗ trợ giải quyết liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài 19006512 của chúng tôi để được các chuyên viên pháp lý giải đáp, giúp đỡ giải quyết một cách trực tiếp.

Bài viết liên quan:

Tranh chấp hợp đồng góp vốn và phương thức giải quyết

Người thành lập doanh nghiệp là gi? Ai không được phép?

Tư vấn sau khi thành lập công ty cần làm gì? - Luật sư DFC

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.