Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Luật Sư: Lê Minh Công

15:29 - 12/04/2021

Chuyển nhượng cổ phần là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật dân sự nói chung và pháp luật doanh nghiệp nói chung công nhận. Tuy nhiên, trong thực tế thì nhiều trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có tính chất rất phức tạp. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư DFC - Tổng đài 1900.6512 đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan của Khách hàng về nội dung này.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của DFC

Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần - 19006512

 

1. Luật sư tư vấn trường hợp có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

*Nội dung tình huống:

Anh Kim (38 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) thông qua Tổng đài tư vấn 1900.6512 của Công ty Luật DFC có gửi đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 nội dung về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam như sau:

“Bà Lê H (sau đây gọi là bà H) là cổ đông sáng lập kiêm Tổng Giám đốc (sau đây gọi là TGĐ) Công ty Cổ phần Truyền thông mạng Y (viết tắt là Y Media) được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố H (sau đây gọi tắt là SKHĐT) cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là GCNĐKKD) số 4103008966 ngày 03/01/2008, vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng) tương đương 1.000.000 cổ phần, người đại diện theo pháp luật là bà H. Bà H nắm giữ 85% tổng số cổ phần, gồm 850.000 cổ phần của Y Media.

Ngày 19/01/2020, bà H ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (sau đây gọi tắt là HĐCNCP) cho ông Kim – chính là tôi 10% tổng số cổ phần của Y Media trong số cổ phần do bà H sở hữu, tương đương 100.000 cổ phần phổ thông với giá 75.200USD. Theo yêu cầu của bà H, tôi đã chuyển số tiền 75.200 đô la Mỹ từ tài khoản của tôi tại Hàn Quốc vào tài khoản của bà H tại Việt Nam. Tuy nhiên sau khi hoàn thành việc thanh toán số tiền chuyển nhượng cổ phần và trở thành cổ đông của Y Media, cụ thể là tên của tôi đã được đăng ký xác nhận trong sổ đăng ký cổ đông và cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của Y Media, nhưng sau 8 tháng, tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin, báo cáo nào liên quan đến tình trạng hoạt động, tài chính, lợi nhuận của Y Media, mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu bà H cung cấp. Ngoài ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, bà H  và Y Media có nghĩa vụ phải đăng ký tên của tôi vào danh sách cổ đông với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến khi tôi khởi kiện, bà H và Y Media vẫn chưa thực hiện. Tôi đã nhiều lần liên lạc và làm việc với bà H và đại diện của Y Media để yêu cầu trả lời cho những vấn đề nêu trên, nhưng không nhận được sự hợp tác từ bà H và đại diện Y Media. Từ những sự việc nêu trên, tôi thấy rằng bà H và đại diện Y Media đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo cam kết của mình trong các thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần cũng như quy định của pháp luật trong việc đăng ký cổ đông mới. Điều này đã gây thiệt hại to lớn cho tôi vì mục đích đầu tư không đạt được.

Vậy xin hỏi Luật sư, trường hợp tôi yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết tuyên xử bà H phải hoàn trả cho tôi khoản tiền chuyển nhượng cổ phần là 75.200 đô la Mỹ (tương đương 1.464.896.000 VNĐ) có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

*Giải đáp tình huống: 

Trước tiên, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty TNHH Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng đã tin tưởng và gửi đến câu hỏi tình huống tư vấn. Sau đây, Chúng tôi xin được giải đáp tình huống trên của Quý Khách hàng như sau:

- Thứ nhất, ngày 19/01/2020, anh ký hợp đồng mua bán cổ phần với Công ty cổ phần truyền thông mạng Y với nội dung là anh mua 10% cổ phần do bà H  nắm giữ, loại cổ phần phổ thông, số cổ phần 100.000, giá trị cổ phần 75.200 đô la Mỹ. Trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng, anh đã chuyển vào tài khoản của bà H  75.200USD để thanh toán.

- Thứ hai, hợp đồng ngày 19/01/2020 ký kết giữa người bán là Công ty cổ phần truyền thông mạng Y (đại diện theo pháp luật là bà H) với người mua là anh. Số cổ phần mà anh mua thuộc quyền sở hữu của bà H. Tại biên bản họp đại hội đồng cổ đông đều xác định cổ phần mà anh có được là do nhận chuyển nhượng từ cổ phần của bà H. Như vậy, người trực tiếp giao dịch và chuyển nhượng là bà H, anh thanh toán trực tiếp vào tài khoản cá nhân của bà H.

- Thứ ba, việc anh và bà H ký hợp đồng mua bán nội dung thanh toán bằng ngoại tệ và thực tế cũng thanh toán bằng ngoại tệ số tiền 75.200 đô la Mỹ là vi phạm Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 18/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về Pháp lệnh ngoại hối. Do đó, Chúng tôi có cơ sở để xác định hợp đồng mua bán cổ phần ngày 19/01/2020 là vô hiệu theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Từ những cơ sở trên, Chúng tôi cho rằng hợp đồng vô hiệu nên các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vì vậy, anh có thể yêu cầu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết tuyên xử bà H phải hoàn trả cho tôi khoản tiền chuyển nhượng cổ phần là 75.200 đô la Mỹ (tương đương 1.464.896.000 VNĐ theo thời giá).

2. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của DFC

Trong trường hợp quý khách hàng có xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần công ty, quý khách có thể liên hệ với Luật sư DFC thông qua Hotline 19006512 để được tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng:

+ Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp phần vốn góp;

+ Xem xét các tài liệu, chứng cứ để khách hàng xác định điểm mạnh và điểm yếu khi giải quyết tranh chấp;

+ Xây dựng phương án thương lượng, khởi kiện và các biện pháp khẩn cấp tạm thời để áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Soạn thảo các đơn và tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp;

+ Luật sư được ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp;

+ Cam kết uy tín, chất lượng.

Trên đây là nội dung tư vấn, giải đáp tình huống của Đội ngũ Luật sư Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512. Nếu có bất kỳ tình huống hoặc vấn đề khúc mắc liên quan, vui lòng liên hệ qua tổng đài hoặc hòm thư điện tử: luatsudfc@gmail.com để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.