Tư vấn cách chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần - Luật DFC

Luật Sư: Lê Minh Công

09:29 - 08/08/2021

Lợi nhuận được chia bao nhiêu là vấn đề được các cổ đông quan tâm nhất trong hình thức công ty cổ phần. Các cá nhân, tổ chức tham gia cổ đông trong loại hình doanh nghiệp này cần tìm hiểu rõ loại hình công ty, cách thức hoạt động và đặc biệt là cách chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần.

cách chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần
Cách chia lợi nhuận trong Công ty cổ phần - Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.6512

1. Điều kiện, nguyên tắc phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần:

a) Lợi nhuận ròng:

Theo quy định tại khoản 5, Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: 

“Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.”

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

b) Điều kiện, nguyên tắc phân chia lợi nhuận:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ phần ưu đãi gồm các loại:

Thứ nhất, cổ phần ưu đãi cổ tức:

  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc cổ tức được trả với mức ổn định hằng năm;
  • Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng;
  • Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức thì cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, dù công ty kinh doanh có lãi hay là lỗ thì cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ đều được chia cổ tức;
  • Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Thứ hai, đối với cổ phần ưu đãi phổ thông:

Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

 - Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

- Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

- Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

 

Như vậy, điều kiện để cổ phần phổ thông được trả lợi nhuận là Công ty phải làm ăn có lãi, căn cứ vào các số liệu báo cáo tài chính hàng năm của công ty với cơ quan thuế. Trường hợp công ty làm ăn không có lãi thì cổ phần phổ thông sẽ không được phân chia lợi nhuận. Đây chính là sự khác biệt của nguyên tắc phân chia lợi nhuận giữa cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần phổ thông.

Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật DFC về vấn đề pháp lý xung quanh cách chia lợi nhuận trong công ty cổ phần. Nếu có thêm thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.6512 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp và chính xác nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.